Quốc tế

Cách nào để OPEC đẩy được giá dầu tăng?

Thiên Hương Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Giá dầu đã giảm 13% trong những tuần gần đây xuống dưới 46 USD/thùng, cho thấy sự bất lực của OPEC trong việc tăng giá dầu.

Giá dầu có thể thấp tới mức nào?

OPEC và các nhà sản xuất lớn khác đã được hưởng một mức giá cao hơn kể từ khi đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 11, động thái nhằm giảm tình trạng dư thừa toàn cầu.

Nhưng giờ đây, điều mà họ kỳ vọng đã biến mất.

Các liên minh đã phản ứng lại việc giá dầu giảm mạnh bằng cách lên kế hoạch mở rộng cắt giảm sản lượng hơn nữa, vượt qua mốc thỏa thuận ban đầu là đến giữa năm 2017.

Bộ trưởng Bộ năng lượng Saudi, ông Khalid Al-Falih cho biết, ông hoàn toàn tin tưởng rằng thỏa thuận sẽ được mở rộng đến tận nửa cuối năm nay và có thể kéo dài hơn nữa.

Tuy nhiên, với việc các nhà sản xuất tại Mỹ không ngừng gia tăng sản lượng, động thái kéo dài thỏa thuận cắt giảm của OPEC có lẽ không đủ để ổn định hay đẩy giá lên cao hơn.

Bộ trưởng năng lượng của các thành viên OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 tới. Dưới đây là các phương án họ có thể lựa chọn:

Phương án 1: Mở rộng cắt giảm

Nhóm các nước OPEC+ chỉ đã đồng ý cắt giảm sản lượng sau khi giá dầu giảm xuống còn 26USD/thùng vào năm 2016. Những nhà sản xuất dầu lớn trong khối đã phải mất hàng tháng trời đàm phán mới đạt được thỏa thuận này.

Chiến lược đó hiệu quả với việc giá dầu đã đạt ngưỡng 54 USD/thùng vào đầu năm nay. Đây là ngưỡng mà các liên minh mong muốn, với giá dao động từ 50 đến 60 USD/thùng - đủ cao để các nước OPEC có thể chi tiêu một cách thoải mái, nhưng cũng đủ thấp để ngăn cản các nhà sản xuất quan trọng khác.

Tuy nhiên, sự hiệu quả này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Các liên minh lại gặp những vấn đề khác và một trong số đó không dễ để kiểm soát được: các nhà sản xuất đá phiến tại Mỹ.

Các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã quay trở lại thị trường bằng việc tăng gấp đôi số lượng giàn khoan hoạt động trong năm qua. Giá dầu thấp trong những năm qua buộc họ phải hoạt động hiệu quả hơn.

Các nhà phân tích tại UBS ước tính rằng, các nhà sản xuất Mỹ vẫn có lãi chừng nào giá vẫn trên ngưỡng 40 USD/thùng. Trong khi đó, chỉ hai năm trước, giá dầu là 65 USD/thùng.

Kết quả là OPEC và các nhà sản xuất lớn khác có thể tiếp tục mở rộng việc cắt giảm sản xuất, nhưng nếu giá vẫn trên 40 USD/thùng, các nhà sản xuất Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng cung.

Và điều đó có nghĩa là nguồn cung dư thừa sẽ vẫn là một vấn đề đau đầu đối với OPEC trong tương lai gần.

Phương án 2: Gây sức ép lên các nhà sản xuất Mỹ

Một lựa chọn khác cho OPEC để có thể đảo ngược tình thế đó là gia tăng sản lượng nhằm bóp nghẹt các nhà sản xuất Mỹ, loại bỏ họ khỏi thị trường.

Tom Pugh, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital Economics cho biết: "Nếu họ (OPEC) quyết định không mở rộng cắt giảm và tiếp tục gia tăng sản xuất trở lại thì có lẽ giá sẽ giảm".

"Chiến lược đó sẽ khiến các nhà đầu tư bất ngờ và đẩy giá xuống dưới mức 40 USD/thùng", ông nói thêm.

Tuy nhiên, chiến lược này đã thất bại thảm hại trong lần cuối cùng nhóm liên minh thực hiện do Ả Rập Saudi dẫn đầu. Vào năm 2014, nhóm này đã bơm dầu liên tiếp ra thị trường mà không quan tâm đến giá cả và quả thật, các nhà sản xuất Mỹ đã không thể hoạt động tốt.

Nhưng các nước lại bị "gậy ông đập lưng ông" khi phải chịu ảnh hưởng tai hại đến ngân sách của chính chính phủ các thành viên OPEC, buộc họ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu.

Trong khi nhiều quốc gia vùng Vịnh đã thực hiện cải cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, các nhà sản xuất lớn khác như Nga và Nigeria sẽ không muốn gây ra một cuộc chiến giá cả nào nữa.

Phương án 3: Không làm gì cả

Các nhà đầu tư đang nuôi hy vọng rằng OPEC và các đồng minh của họ sẽ mở rộng việc cắt giảm sản lượng.

Nhưng nếu không có thỏa thuận nào xảy ra thì các liên minh chỉ có thể hy vọng rằng nhu cầu mạnh mẽ hơn trong nửa sau của năm sẽ làm giảm lượng cung dư thừa.

Không làm gì có thể là một sự thay đổi lớn trong chính sách, nhưng có lẽ đó là cách đáng thử.

"Tôi nghĩ rằng [OPEC] giờ đây đã nhận thức sâu sắc rằng họ không còn có ảnh hưởng nhiều như 10 năm trước nữa, và các nhà sản xuất đá phiến đã thay đổi cuộc chơi trên thị trường", ông Pugh nói.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  13 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  13 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  13 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.