Tiêu điểm
Cảnh báo điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời xuất xứ từ Việt Nam
Theo Bộ Công thương, ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ đã nộp hồ sơ tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ đề nghị điều tra chống lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin năng lượng mặt trời có xuất xứ từ Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Cụ thể, hàng hóa bị đề nghị điều tra là nhóm các sản phẩm pin năng lượng mặt trời có mã HS 8501.61.0010, 8507.20.80, 8541.40.6015, 8541.40.6025, và 8501.31.8010 (theo hệ thống HS của Hoa Kỳ). Hệ thống HS được hiểu là hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.
Theo cáo buộc của nguyên đơn, các doanh nghiệp tại Việt Nam, Malaysia và Thái Lan nhập khẩu tế bào và mô-đun quang điện silicon từ Trung Quốc để sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Nguyên đơn cho rằng hoạt động sản xuất này không tạo ra giá trị gia tăng đáng kể và cần được xem là hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với Trung Quốc. Hiện tại, mặt hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ 15,85% đến 238,95% và thuế chống trợ cấp từ 11,97% đến 15,24%.
Đồng thời, từ tháng 2/2018, mặt hàng này cũng bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Biện pháp tự vệ quy định lượng hạn ngạch nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Hoa Kỳ là 2,5 gigawatt/năm đối với tế bào quang điện.
Nhập khẩu trong hạn ngạch không phải chịu thuế tự vệ nhưng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế tự vệ từ 15% đến 30% tùy thời kỳ. Đối với mô đun quang điện, Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu bổ sung trong 4 năm (đến tháng 2/2022) với mức thuế bằng mức ngoài hạn ngạch của tế bào quang điện.
Theo Bộ Công thương khuyến nghị, các doanh nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo dõi sát tình hình để có những biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.
Trước đó, hồi tháng 5/2021, Bộ Thương mại và công nghiệp Ấn Độ có thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nguyên đơn là Hiệp hội các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời Ấn Độ, đại diện cho các công ty (i) Mundra Solar PV Limited (ii) Jupiter Solar Power Limited (iii) Jupiter International Limited.
Nguyên đơn cáo buộc pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có hành vi bán phá giá, là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước. Hàng hóa bị điều tra là sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS: 8541.40. 11; 8541.10.12. Thời kỳ điều tra từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2020. Thời kỳ điều tra thiệt hại từ tháng 1/2016 đên tháng 12/2020.
Thời điểm đó, Bộ Thương mại và công nghiệp Ấn Độ chưa cung cấp chi tiết biên độ bán phá giá cáo buộc đối với từng sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS 8541.40.11; 8541.10.12. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có biên độ bán phá giá cao, vượt ngưỡng tối thiểu (tức trên 2%).
Toan tính của 'ông lớn' pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.