Cấp bách cứu lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long

An Chi Thứ ba, 17/08/2021 - 08:36

Chất lượng gạo đi xuống do không được thu hoạch, chế biến kịp thời và nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu đang là những thách thức rất lớn mà ngành lúa gạo đang phải đối diện do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu lúa gạo đang gặp khó khăn lớn do dịch bệnh

Khó khăn dồn dập tại "vựa lúa" đồng bằng Sông cửu Long

Việc 19 tỉnh/thành phố phía Nam đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong khi khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào thời điểm chính vụ thu hoạch lúa Hè Thu 2021 đang gây khó khăn rất lớn cho công tác sản xuất và xuất khẩu gạo.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex cho biết, nếu tính cả số lượng đơn hàng bị hủy từ tháng 7/2021 dồn qua thì tháng 8/2021, Intimex phải xuất theo hợp đồng đã ký gần 120.000 tấn gạo. Tuy nhiên, bên giao hàng chỉ có khả năng vận chuyển hàng đi được tối đa 30.000-35.000 tấn. 

Nguyên nhân là do hiện nay các cảng đều đang thiếu công nhân do thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh (không tập trung đông, giãn cách 2m…) khiến không có người bốc xếp hàng từ xe lên băng chuyền để đưa vào container. Chưa kể đến việc các đơn hàng xuất đi châu Phi không có tàu lớn vào cảng do lo ngại dịch bệnh; xà lan đi từ địa phương lên khó, bị giữ lại, không vào bốc hàng được.

Tương tự, đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) cũng tiết lộ, doanh nghiệp này đang có lượng hàng lưu kho lên đến 85% do nhiều vướng mắc trong xuất khẩu. Khâu vận chuyển từ nhà máy chế biến đến các cảng xuất khẩu bị ách tắc, hàng loạt các phương tiện vận tải biển phải tạm ngưng hoạt động.

Không chỉ hoạt động của các doanh nghiệp, trên những cánh đồng, việc thu hoạch lúa của người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh và cách lệnh giãn cách xã hội.

Chính thức cởi trói cho xuất khẩu gạo

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến ngày 12/8/2021, vụ Hè Thu tại các tỉnh/thành phố khu vực ĐBSCL đã thu hoạch được 780 nghìn ha với năng suất khoảng 5,8 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 4,5 triệu tấn. Dự kiến thu hoạch rộ trong tháng 8 và dứt điểm khoảng vào giữa tháng 9.

Tuy nhiên, việc áp dụng Chỉ thị 16 đang khiến nhiều địa phương thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động thời vụ trên đồng, từ người đi thu mua cho đến người gặt lúa, bốc vác xuống ghe. Bên cạnh đó, các ghe vận chuyển lúa cũng không thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác, đặc biệt là giữa các địa phương.

Vụ Hè Thu thu hoạch rộ ngay thời điểm mưa nhiều nên lúa phải được sấy bằng thiết bị sấy. Song, việc vận chuyển lúa từ ruộng đến nhà máy bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ùn ứ lúa tươi chưa được xử lý, làm giảm chất lượng gạo.

Đối với những nhà máy tổ chức sản xuất theo hình thức “3 tại chỗ”, năng suất hoạt động giảm hẳn, chỉ duy trì từ 50% trở xuống do thiếu hụt lực lượng nhân công.

Bên cạnh đó, các cảng cũng giảm công suất hoạt động (trong đó có Bến 125 tại Tân Cảng Cát Lái là một trong những bến xuất gạo bằng container chính của khu vực TP.HCM đã ngừng hoạt động gần 1 tháng nay) nên một số thương nhân phải đưa container về đóng tại kho/trên sà lan. Do đó, tiến độ giao hàng bị chậm trễ, hãng tàu phạt, chi phí tăng.

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết trước đó của các doanh nghiệp.

Do quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa bị gián đoạn nên tồn kho thóc gạo tại các thương nhân vẫn còn nhiều dù đã đến thời điểm bổ sung tồn kho thường kỳ. 

Lượng hàng tồn kho chưa được giải phóng, dòng vốn cũng bị ách tắc theo và thương nhân không thể tiếp tục thu mua thóc gạo. 

Trong khi đó, do giá trị hàng hóa cao nên các thương nhân xuất khẩu gạo hầu hết đều sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, các chi phí phát sinh sau Chỉ thị 16 cũng thành một gánh nặng mới.

Theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, tình trạng này nếu tiếp diễn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch ngành và nguy cơ mất thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia vào các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,9 tỷ USD, giá bình quân 540USD/tấn; so với cùng kỳ năm 2020 về số lượng giảm 12,69%, về trị giá giảm 3,1% và giá bình quân tăng 53,5 USD/tấn.

Trên thị trường, việc không thể tiêu thụ lúa tươi tại ruộng dẫn đến giá lúa gạo nội địa khu vực ĐBSCL giảm liên tục trong nhiều tuần qua. Hiện giá bình quân lúa tươi loại thường tại ruộng từ ngày 1/5 là 6.200 đồng/kg, từ 1/6 là 5.800 đồng/kg, từ 1/7 là 5.200 đồng/kg và đến ngày 5/8 giảm xuống chỉ còn 4.700 đồng/kg.

Khẩn trương mở luồng xanh cho vận tải đường thủy "cứu" lúa gạo miền Tây

Trước những khó khăn rất lớn của ngành lúa gạo do dịch bệnh, nhằm đảm bảo tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân, Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19.

Về nhóm giải pháp cấp bách cho ngành lúa gạo, Bộ Công thương đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, mở luồng xanh cho vận tải đường thủy. 

Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, đa phần các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo cập bờ sông/bờ kênh, thóc, gạo sản xuất ở vùng ĐBSCL được vận chuyển 95% bằng đường thuỷ. 

Vì vậy, việc khơi thông dòng chảy phương tiện chuyên chở sẽ góp phần đáng kể giúp các thương nhân xuất khẩu gạo duy trì được chuỗi cung ứng lúa gạo hàng hóa từ đồng ruộng ra đến cảng xuất khẩu.

“Hạt gạo nghĩa tình” – Cùng người dân bước qua mùa dịch

Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ ngành, địa phương liên quan sớm xây dựng và báo cáo phương án “luồng xanh”cho vận tải đường thủy, đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19 nhưng vẫn giải tỏa được ách tắc hiện nay.

Theo đó, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải có thể xem xét, áp dụng linh hoạt hai phương án. 

Phương án thứ nhất, chấp nhận các xét nghiệm nhanh tại ấp/xã, đăng ký thông tin, lịch trình di chuyển với cơ quan quản lý nhà nước tại ấp/xã,… và áp dụng tương tự đối với lực lượng bốc xếp thóc xuống/lên ghe. 

Đặc biệt xem xét ưu tiên phân luồng xanh (xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm dịch trên sông) cho các phương tiện vận chuyển lúa tươi từ đồng ruộng về hệ thống nhà máy sấy vệ tinh trong khu vực gần nhất (cùng xã/huyện) để đảm bảo chất lượng thóc tồn trữ đạt yêu cầu.

Phương án thứ hai, trường hợp thương nhân đồng ý hỗ trợ cung cấp các bộ kit xét nghiệm nhanh cho các chốt trên sông, khi ghe/sà lan của các thương nhân di chuyển qua, đề nghị nhân viên chịu trách nhiệm trực chốt tiến hành xét nghiệm nhanh và đóng dấu thông hành cho các phương tiện tranh thủ di chuyển tiếp.

Đối với phương án này, bộ đề nghị các cấp lãnh đạo địa phương chỉ yêu cầu giấy xác nhận âm tính với Covid-19 (PCR) khi phương tiện rời bến/bờ (điểm đầu) và suốt quá trình di chuyển trên sông được phép sử dụng giấy xác nhận xét nghiệm nhanh tại các chốt để qua chốt kế tiếp cũng như cập bến/bờ (điểm cuối) của lộ trình.

Mặt khác, Bộ Công thương cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp; và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hóa.

Về các nhóm giải pháp đồng bộ khác, Bộ Công thương kiến nghị Chính phủ Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn để sớm mở lại tất cả máng đóng rút gạo trong thời gian sớm nhất nhằm giảm bớt tình trạng ùn tắc container xuất khẩu gạo và cân nhắc về phí phụ thu để tạo thuận lợi cho xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 do bến này là một trong những bến chính chuyên đóng hàng gạo bằng container.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp Bộ Công thương tiếp tục theo dõi, làm việc và yêu cầu các hãng tàu, các doanh nghiệp kinh doanh ngành logistic phải công khai, minh bạch về giá cước vận chuyển container cũng như có sự điều chỉnh giá cước vận chuyển về mức hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay.

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

Phát triển bền vững -  5 năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng không nên cứng nhắc duy trì sản xuất lúa và xuất khẩu gạo số lượng lớn, chỉ giữ ở mức tối thiểu có chất lượng và lợi nhuận tốt để giữ thị trường truyền thống.
'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

Phát triển bền vững -  5 năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng không nên cứng nhắc duy trì sản xuất lúa và xuất khẩu gạo số lượng lớn, chỉ giữ ở mức tối thiểu có chất lượng và lợi nhuận tốt để giữ thị trường truyền thống.
Long đong gạo Việt

Long đong gạo Việt

Tiêu điểm -  3 năm

Từ thực tiễn nhiều năm gắn bó với thương trường và hạt gạo, tôi nghiệm ra nhiều thứ, càng thương gạo Việt long đong.

Xuất khẩu gạo Việt Nam thắng lớn

Xuất khẩu gạo Việt Nam thắng lớn

Tiêu điểm -  3 năm

Xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%.

Thủ tướng yêu cầu rà soát 'lỗ hổng' chính sách trong xuất khẩu gạo

Thủ tướng yêu cầu rà soát 'lỗ hổng' chính sách trong xuất khẩu gạo

Tiêu điểm -  4 năm

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương rà soát Nghị quyết 107 về xuất khẩu gạo để đề xuất sửa đổi, khắc phục các bất cập đã và đang phát sinh trong thực tế.

Có hay không lợi ích nhóm trong điều hành xuất khẩu gạo gần đây?

Có hay không lợi ích nhóm trong điều hành xuất khẩu gạo gần đây?

Tiêu điểm -  4 năm

Đó là câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội nêu ra tại phiên họp thứ 44 của UBTV Quốc hội hôm nay, đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan làm rõ.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  9 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  13 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  13 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều