Tiêu điểm
Long đong gạo Việt
Từ thực tiễn nhiều năm gắn bó với thương trường và hạt gạo, tôi nghiệm ra nhiều thứ, càng thương gạo Việt long đong.
Vốn là dân “hai lúa”, sinh ra và lớn lên giữa đồng ruộng, dù làm ngành nghề khác, tôi vẫn đau đáu hạt gạo quê nhà. Sau 1975, cả miền Nam mới biết có loại lúa trồng chung với cỏ. Khi thu hoạch, hạt bông cỏ nhiều hơn hạt gạo, tựa “hoa của đời”. Nhìn lạ mắt nhưng ăn lổn nhổn, như chạy xe gặp ổ gà liên tiếp. Nhiều khi còn được ăn bo bo, mì vắt, mì bột, mì (sắn) lát, khoai… Được ăn gạo trắng là hạnh phúc!
Kể lại những chuyện này, nhiều bạn trẻ không thể hình dung, thậm chí có người sẽ nghi ngờ, bởi Việt Nam là đất nước thuần nông, làm sao thiếu gạo?
Đi tìm nguồn cội
Lúa là cây, gạo là hạt; sản phẩm của cây lúa. Cùng với bắp, lúa mì, khoai mì (sắn), khoai tây, gạo là lương thực chính của thế giới cung cấp 1/5 lượng calo cho con người.
Là thực vật, thân thảo, họ cỏ thuần dưỡng, vòng đời từ 2 – 12 tháng, nguồn gốc cây dại; cách đây hơn 130 triệu năm. Hai loài lúa được thuần hoá phổ biến là lúa châu Á (Oryza sativa), hơn 10.000 năm và lúa châu Phi (Oryza glaberrima) khoảng 3.500 năm. Hiện có hàng ngàn giống lúa khác nhau và không ngừng được nhân mới.
Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, trước khi hình thành nước Việt cổ, mấy ngàn năm trước công nguyên. Cây lúa được thể hiện trang trọng trên quốc huy Việt Nam như “quốc hoa” không chính thức. Gạo có mặt trong từng bữa ăn người Việt, ngoài hàng chục loại cơm, có hàng trăm thực phẩm chế biến từ gạo. Người Việt khó sống nếu thiếu cơm, trừ khi ra nước ngoài, phải thích nghi với ẩm thực bản địa để tồn tại. Cơm được ví là vợ – nhân vật quan trọng nhất trong mỗi gia đình.
Từ một nước thiếu gạo, Việt Nam vững bước thành cường quốc. Gần chục năm nay luôn ở Top 3 xuất khẩu gạo, dù theo sản lượng Việt Nam chỉ xếp thứ 5 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo Việt thường thấp hơn các nước. Tại Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 (Manila, Philippines) từ 10 – 13/11/2019, lần đầu tiên gạo ST25 Việt Nam giành quán quân cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới 2019” (World’s Best Rice).
Hoa hậu chưa được quan tâm
Gạo ST25 lên ngôi hậu nhưng hình như ít ai để ý, thậm chí nhiều người không biết. Vì nhiều lý do, gạo Việt vẫn khiêm tốn, cam chịu, nhường thị phần trung lưu cho gạo Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Thái Lan và cả Campuchia. Dù chất lượng gạo rất ngon nhưng chỉ người quen biết, giới thiệu cho nhau dùng thử; thông tin báo chí thì hời hợt.
Do thu nhập giảm sút vì đại dịch Covid-19, gia đình tôi làm thêm shipper. Khảo sát, tìm hiểu, kiểm tra thực tế, tôi chọn gạo ST25 và nước mắm Tĩn (Phan Thiết) để ship vì muốn ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh, gạo ST25 của doanh nghiệp Hồ Quang Trí (ST25HQT) độc quyền; còn có ST25 của nhiều đơn vị khác, tôi gọi là ST25 quốc dân, vì sự phổ biến, bày bán khắp nơi.
Thực vật cũng có đời sống riêng, thậm chí buồn vui theo cách của mình. Gạo mùa nắng ráo ngon hơn gạo mùa mưa ẩm. Gạo ngon còn tùy đất, tùy nước, thậm chí tùy người trồng, toàn tâm toàn ý hay không. Ngay Sóc Trăng, gạo trồng ở Trần Đề ngon hơn những vùng khác. Kỹ sư Hồ Quang Cua không thể làm một mình nên bán lúa giống ST25 cho nhiều nơi để bà con cùng sản xuất và hưởng lợi. Gạo ST25 quốc dân ra đời như vậy.
Cả hai loại gạo ST25 đều chưa có trong siêu thị. ST25 HQT phân phối độc quyền, chất lượng ổn định. ST25 quốc dân đại trà, nên khó kiểm soát. Thực tế, khi làm giao hàng, tôi phải dùng thương hiệu cá nhân để đảm bảo chất lượng. Đã có những trường hợp phàn nàn vì chất lượng gạo thất thường, cả hai loại gạo đều có thể làm bao bì giả, trộn lẫn các loại gạo khác.
Từ trải nghiệm bản thân, tôi chọn ST quốc dân vì mấy lẽ. Thứ nhất giá rẻ hơn ST25 HQT từ 25 – 30% tùy nhà phân phối. Thứ hai, độ dẻo và thơm của ST quốc dân vừa phải. Người Việt, đa phần không thích ăn gạo quá dẻo. Tôi chỉ giao hàng cho bạn bè và khách quen nên có dịp la cà, trò chuyện, khám phá thành phố, hầu hết phản hồi bằng lòng với chất lượng cũng như giá cả của gạo ST25 quốc dân; vài người chỉ ăn gạo ST24 vì cứng cơm hơn.
Từ thực tiễn làm người giao hàng, tôi nghiệm ra nhiều thứ, càng thương gạo Việt long đong.
Cần cách làm khác
Khác với “Lạ” dễ thống nhất vì nơi khác không có; “Ngon và Đẹp” phải tùy thuộc khẩu vị, quan điểm cảm nhận từng người, từng vùng, từng quốc gia, từng ban giám khảo. Chiến lược phát triển gạo cũng vậy: Xuất khẩu dựa vào các cuộc thi quốc tế, nội địa dựa vào các cuộc thi trong nước; quản lý nhà nước cần vào cuộc.
Campuchia có chiến lược xuất khẩu gạo căn cơ. Họ tổ chức thi chọn giống gạo ngon từ các địa phương, chung kết quốc gia chọn giống ngon nhất, đặt tên ấn tượng đem đi thi quốc tế.
Cuộc thi “World’s Best Rice” Thái Lan đạt 6 lần, Campuchia 4 lần; họ đều biết khai thác tối đa lợi thế giải thưởng làm thương hiệu quốc gia, có chiến lược marketing tổng thể, cả nội địa và xuất khẩu. Họ liên tục thanh lọc giống lúa, cải thiện chất lượng gạo, tăng tiêu chuẩn xay xát gạo, mở rộng hợp tác quốc tế.
Năm 2016, đoàn chuyên gia nông nghiệp Việt Nam do GS.TS Võ Tòng Xuân dẫn đầu, có kỹ sư Hồ Quang Cua tham gia; qua Campuchia học cách người Khmer trồng lúa; dù Campuchia chưa phải là cường quốc gạo, sản lượng xuất khẩu chỉ bằng 1/8 Việt Nam.
Gạo ngon nhất của Campuchia được đặt tên như Malys Angkor, Rumduol… Angkor là kỳ quan thế giới. Rumduol theo tiếng Phạn là cây Thị, quốc hoa của Campuchia (tiếng Khmer là Chan). Không kể các giải nhì, Campuchia đã giành giải nhất liên tiếp từ 2012, 2013, 2014. Năm 2018, gạo Rumduol giành giải nhất World’s Best Rice tại thủ đô Hà Nội, sân nhà Việt Nam.
Việt Nam năm nào cũng dự giải nhưng đến 2019 mới lên ngôi hậu. Sau khi giành giải nhất World’s Best Rice 2019, gạo ST của kỹ sư Hồ Quang Cua vẫn là thương hiệu cá nhân của doanh nghiệp Hồ Quang Trí (HQT). ST25 phải là thương hiệu quốc gia, kỹ sư Hồ Quang Cua sẵn sàng bàn giao cho nhà nước nhưng chưa thấy phản hồi.
Năm 2020, gạo ST25 vẫn tự tin đi thi rồi giành giải nhì. Ai cũng biết, giành giải nhất đã khó, giữ được ngôi nhất càng khó hơn, nếu không có những cải tiến nhiều mặt. Phó chủ tịch VFA (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) Đỗ Hữu Nam cho rằng: “Không nên quá quan trọng ngôi vị số 1 hay số 2 của gạo ST25 vì thực tế được giải nhì của năm nay đã là thành công của Việt Nam”.
TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng suy nghĩ tương tự.
Nghĩ mà tiếc!
Cũng như bóng đá, muốn tiếp tục vô địch phải thay đổi chiến thuật, có nhân tố mới; bằng không, đối thủ sẽ bắt bài và qua mặt. Đã đăng quang hoa hậu thì không dự thi tiếp, gạo ngon nhất cũng vậy. Theo tôi, không nên mang giống cũ đi thi, nếu chưa có những lai tạo ưu điểm mới. Thiên hạ chỉ quan tâm giải nhất, ít ai bằng lòng với giải nhì, giải ba.
Cũng phải minh bạch trong quảng cáo, trước tháng 11/2019 gạo ST25 có thể vô tư khẳng định “ngon nhất thế giới”, nhưng từ tháng 11/2020 chỉ có thể ghi “ngon nhất thế giới 2019”. Không ai dại gì ghi “ngon nhì thế giới” trừ khi trước đó chưa giành giải nhất, đã thứ nhì thì không thể bằng thứ nhất.
Đáng lẽ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phải chớp thời cơ khi ST25 lên ngôi hậu, tìm cách hỗ trợ kỹ sư Hồ Quang Cua phát triển thêm, tạo điều kiện tối đa cho ST25 lên tầm mới.
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, gạo ST25 có thể trồng ba vụ một năm, năng suất 5 - 7 tấn/ha/vụ. Các giống gạo ngon của Thái Lan, Campuchia mỗi năm chỉ một vụ; năng suất từ 3,5 – 3,8 tấn/ha/vụ. Độ thơm của gạo Việt so với gạo Thái Lan, Campuchia cũng một tám, một mười nhưng năng suất hơn hẳn; những lợi thế này chưa được khai thác.
Nước mắm Tĩn chưa phải thương hiệu quốc gia nhưng cách làm bài bản. Giá bán thống nhất, từ lúc xuất xưởng, vào siêu thị, ra tổng đại lý đến các nhà phân phối; đó là tiêu chí bắt buộc của sản phẩm quốc gia. Mua ở đâu cũng giá đó, có thể thêm tiền giao hàng (nhiều nơi khuyến mại để cạnh tranh). Gạo ST25 cũng phải làm như vậy.
Ngành du lịch cũng lơ là thương hiệu “Gạo ngon nhất thế giới 2019”. Nếu nhà hàng, khách sạn dùng gạo ST25, chắn chắn có thêm lượng khách. Giá bữa ăn cả trăm ngàn, tỷ trọng tiền gạo không đáng kể. Mỗi phần ăn, tăng thêm vài ngàn nhưng vừa khẳng định đẳng cấp, vừa ủng hộ nông sản Việt, vừa đẩy lùi thói quen sính gạo ngoại.
Thị trường nội địa của hơn 97 triệu dân Việt, hơn 4 triệu Việt Kiều, không hề nhỏ, lại ổn định. Làm gì cũng vậy, trước hết phải cho mình, cho địa phương, cho quốc gia, rồi ra quốc tế mới bền vững. Bỏ quên hoặc xem thường thị trường nội địa là có lỗi với đất nước.
Làm sao gạo Việt bớt long đong và có vị trí tương xứng với giá trị thật, nhiệm vụ này không của riêng ai.
Mơ về bảo tàng gạo Việt
Là cây lương thực quan trọng nhất nên thế giới có nhiều bảo tàng về lúa gạo như Goergetown (Nam Calorina, Mỹ); Longping Rice (Hồ Nam, Trung Quốc); Uwa, Seiyo (Ehime, Nhật Bản); Seoul (Hàn Quốc); Mueang Suphanburi (Thái Lan)… nhưng ấn tượng nhất là Paddy Museum (Kedah, Malaysia) dù nước này chưa phải cường quốc gạo.
Từng bảo tàng đều giới thiệu quá trình sản xuất, trưng bày các giống lúa, thiết bị và công cụ được sử dụng trong canh tác lúa qua nhiều thời đại của quốc gia và quốc tế theo văn hóa bản địa. Vừa sử dụng hình ảnh, hiện vật gốc vừa tận dụng công nghệ hiện đại 4D, sống động màu sắc, âm thanh, mùi vị; du khách như lạc giữa đồng quê trữ tình, bát ngát.
Văng vẳng bên tai câu ca dao “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Tôi mơ quê mình có bảo tàng lúa gạo đúng nghĩa. Đó là nơi “Gạo Việt” và các nhà nông học cùng những nông dân bao đời dầm dãi, đãi ngọc cho đời; được ghi công trân trọng, thể hiện đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Du lịch nông nghiệp nông thôn: Xu thế tất yếu của thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam thắng lớn
Xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%.
Nước gạo rang không chỉ là nước giải khát bình thường mà còn có giá trị dinh dưỡng cao
“Giữa bạt ngàn các loại nước ngọt có ga, nước giải khát chứa nhiều chất hóa học và quá nhiều đường… mà những loại này đều đã được cảnh báo nếu lạm dụng sẽ gây hại lâu dài cho sức khoẻ, thì tại sao chúng ta không nghĩ đến việc thay thế bằng một loại nước uống lành mạnh và bổ dưỡng như nước gạo rang!” – Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam nhấn mạnh.
Hòa Bình trúng thầu dự án nhà máy sản xuất bánh gạo Want Want
Đây là dự án nhà máy công nghiệp quy mô lớn nhất Đông Nam Á của Want Want, có diện tích 7,5ha tại Đồng bằng sông Cửu Long.
ATM gạo, máy thở và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch
Đại dịch Covid-19 chính là thời điểm doanh nghiệp thực hiện tốt tư cách công dân của mình để cống hiến cho cộng đồng.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.