Tài chính
CapitaLand đầu tư 110 triệu USD vào khu công nghiệp tại Việt Nam
Kế hoạch đầu tư của CapitaLand được tiết lộ trong bối cảnh hàng loạt các "ông lớn" bất động sản khu công nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh với quỹ đất khu công nghiệp mở rộng lên tới hàng ngàn héc-ta.
Theo tin từ Nikkei Asia, “ông lớn” bất động sản Singapore - CapitaLand Investment đang có kế hoạch đầu tư khoảng 110 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng hạ tầng bất động sản công nghiệp hoặc thâu tóm một số nhà máy công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mở thêm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc đang ngày một tăng cao.
Cụ thể, CapitaLand Investment dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng từ 100 - 150 triệu SGD (Đô la Singapore) tương đương khoảng 73 - 110 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 2 năm tới, theo số liệu từ bà Patricia Goh, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment.
CapitaLand Investment được “hậu thuẫn” bởi Tập đoàn đầu tư quốc gia Singapore - Temasek Holdings. Ngoài Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản Singapore này nhiều khả năng cũng sẽ gia tăng đầu tư tại Malaysia và Thái Lan với tham vọng tham gia được nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra rất nhanh tại Đông Nam Á.
Với những doanh nghiệp muốn mở rộng địa điểm sản xuất ra ngoài Trung Quốc, Đông Nam Á nổi lên như một lựa chọn hàng đầu.
Trao đổi với Nikkei Asia, bà Goh nhấn mạnh: “Nếu chúng ta nhìn vào những doanh nghiệp đang muốn đa dạng địa điểm sản xuất ra ngoài Trung Quốc, Việt Nam như một lựa chọn tất yếu, đặc biệt là khu vực miền Bắc Việt Nam”.
Bà Goh cho biết, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang để mắt đến Việt Nam như một địa điểm sản xuất, trong khi các nhà sản xuất điện tử đến từ Hàn Quốc cũng đang xem xét mở rộng hoạt động sản xuất tại đây.
Dự báo được làn sóng này, bà Goh cho biết, CapitaLand đang mua vào quỹ đất tại Việt Nam để xây dựng nhà máy mới hoặc tìm kiếm cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện có để đưa vào danh mục đầu tư của mình. Kế hoạch là sở hữu cơ sở vật chất và cho các nhà sản xuất thuê.
Chia sẻ về kế hoạch này, bà Goh cho biết: “Hiện tại ở Việt Nam, chúng tôi chưa có quỹ đất khu công nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi đang có các cuộc đàm phán với chủ sở hữu các khu công nghiệp để tính đến việc M&A, chúng tôi cũng đã tìm hiểu về các bất động sản để bổ sung vào danh mục”.
Tính đến cuối tháng 3/2024, CapitaLand Investment đang quản lý tổng tài sản ước tính 134 tỷ SGD, trong đó có 34% tài sản tại Trung Quốc và 41% tài sản tại Đông Nam Á.
Kế hoạch đầu tư của CapitaLand được tiết lộ trong bối cảnh hàng loạt "ông lớn" bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam cũng đang đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh như DIC Corp, Phát Đạt, Idico, Sonadezi Châu Đức, Tập đoàn Kinh Bắc, Tập đoàn Becamex, Tập đoàn Gelex… với quỹ đất khu công nghiệp mở rộng lên tới hàng ngàn ha.
Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng khi các tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh chiến lược “Trung Quốc +1” và tái cơ cấu lại chuỗi sản xuất nhằm giảm thiểu các rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng và tình hình thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Các doanh nghiệp lớn như Apple, Luxshare, Wistron, Samsung… liên tục đầu tư và cam kết mở rộng sản xuất hơn nữa tại Việt Nam, bất chấp dòng vốn đầu tư trên toàn cầu đang có xu hướng chậm lại.
Theo báo cáo mới nhất từ Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tổ chức này đánh giá Việt Nam đang sở hữu loạt lợi thế đáng kể trong việc thu hút FDI thời gian tới. Theo đó, chi phí sản xuất kinh doanh, đặc biệt là giá điện phục vụ sản xuất thấp hơn khoảng 40-50% so với các quốc gia khác trong khu vực, là lợi thế khi thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như hóa chất, công nghiệp nặng…
Chi phí lao động của Việt Nam vẫn khá cạnh tranh khi thu hút các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thâm dụng lao động như: dệt may, da giày, lắp ráp điện tử.
Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam được giữ ổn định. Trong đó, ổn định tỷ giá luôn là một trong các mục tiêu hàng đầu trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, do đó tỷ giá USD/VND luôn ít biến động hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực, giúp cho các doanh nghiệp FDI ít chịu thiệt hại hơn.
DIC Holdings tiến vào khu công nghiệp
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.