Cắt giảm giấy phép con: Vẫn nặng 'bệnh thành tích, báo cáo cho có'

An Chi Chủ nhật, 21/04/2019 - 08:47

Theo nhiều chuyên gia, quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt khi từ đầu năm 2019, chưa có động thái mới nào đáng kể từ các bộ ngành.

Chi phí nhập khẩu của Việt Nam đang gấp hơn hai lần Thái Lan, Malaysia và Singarpore

Ngay từ đầu năm 2019, Nghị quyết 02 của Chính phủ đã được ban hành nhằm đẩy mạnh công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Tuy nhiên, nhận định về quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh của bộ ngành ở thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lại cho rằng, việc giảm rào cản cho doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bước tiến mới nào so với thời điểm cuối năm 2018.

Bà Thảo lấy dẫn chứng, trong tổng số 88 chỉ số trong tâm ưu tiên cải thiện, mới chỉ có một số bộ có hành động cụ thể như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng. Còn lại các bộ như Giáo dục và đào tạo, Văn hoá, thể thao và du lịch, Tài nguyên và môi trường vẫn chưa có động thái nào tiếp theo sau chỉ đạo của Chính phủ.

Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, hầu hết các bộ đều chưa có đánh giá về mức độ chuyển biến thực chất và hiệu quả thực thi các cải cách về điều kiện kinh doanh, chưa có kế hoạch tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, ngoại trừ Bộ Công thương nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở kế hoạch.

Bên cạnh đó, một số nghị định về điều kiện kinh doanh để sửa riêng từng nghị định cũng chưa được ban hành. "Dường như, quá trình cắt giảm giấy phép con của các bộ ngành đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt", bà Thảo nhận định.

'Nhiều điều kiện kinh doanh bảo vệ lợi ích bộ ngành'

Đáng chú ý, theo vị chuyên gia này, trong khi một số điều kiện kinh doanh được gỡ bỏ chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thì những rào cản mới lại xuất hiện.

Đơn cử như trong một số văn bản có hiệu lực thi hành từ năm 2019 có Thông tư 01 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về kiểm dịch động vật có hiệu lực từ tháng 2 đã có tác động rất lớn tới doanh nghiệp.

Theo đó, một số cải cách về kiểm dịch đã được thực hiện như áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Song, do nhiều quy định còn bất cập hoặc thiếu rõ ràng đã dẫn tới các cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan và doanh nghiệp khiến tình trạng ứ đọng hàng tại các cảng.

Hay Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may có hiệu lực từ ngày 1/5/2018, sau đó lùi hiệu lực thi hành đến ngày 1/1/2019 cũng tiếp tục gây trở ngại cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, yêu cầu áp dụng kiểm tra hợp quy theo lô không những không giảm gánh nặng cho doanh nghiệp mà thậm chí còn gây khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí hơn nhiều so với trước. 

Một vấn đề nữa được bà Thảo đặt câu hỏi là có hay không bệnh thành tích trong cắt giảm điều kiện kinh doanh khi mà Bộ Công thương ban hành Quyết định 765 về việc công bố các danh mục mặt hàng đã được cắt giảm thuộc trách nghiệm của bộ này. Trong đó, hàng trăm mặt hàng sắt thép và sản phẩm dệt may được liệt kê trong danh mục.

Tuy nhiên, điều đáng nói là nội dung trong quyết định này chỉ là không kiểm tra trong giai đoạn thông quan mà chuyển sang kiểm tra sau thông quan.

Nhìn vào chất lượng các báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của các đơn vị gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp, bà Thảo cho rằng, các báo cáo đều chú trọng báo cáo thành tích hơn là tiếp tục nỗ lực thực hiện cắt giảm các rào cản kinh doanh. Một số báo cáo nội dung có tính chất “báo cáo cho có". 

Rất ít bộ tiếp tục có phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Song, việc triển khai nội dung này còn chậm so với kế hoạch đặt ra.

Trong khi đó, hiện thời gian trong thực hiện thủ tục thông quan tại Việt Nam đang cao gấp hai lần Thái Lan, ba lần Malaysia và lâu hơn nhiều so với Singarpore. Về chi phí nhập khẩu của Việt Nam đang gấp hơn hai lần Thái Lan, Malaysia và Singarpore. Nếu cải cách môi trường kinh doanh thiếu thực chất, Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu so với các nước, bà Thảo nhận định.

TS. Nguyễn Đình Cung: Các bộ ngành đều nói cải cách sao doanh nghiệp phá sản vẫn nhiều?

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cũng cho rằng, từ đầu năm, Chính phủ đã hô hào cải cách môi trường kinh doanh, tạo bứt phá cho doanh nghiệp phát triển nhưng thực chất bây giờ đã là tháng tư rồi vẫn chưa thấy gì "bứt phá".

Điều cản trở hết sức nhiều đến doanh nghiệp là giấy phép con thì kết quả cải cách, cắt giảm đã dừng từ tháng 11/2018 đến hiện nay không có thêm gì mới, không có thêm động thái nào về việc dùng một luật sửa nhiều luật để cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Mặt khác, mục tiêu đặt ra là cắt giảm, đơn giản hoá 50% giấy phép con nhưng thực chất, phần "cắt" chỉ rất nhỏ, phần "đơn giản hoá" chiếm đa số. Trong khi đó, theo ông Cung, chỉ "đơn giản hoá" tức các thủ tục kinh doanh đó vẫn tồn tại. Trên thực tế vẫn nguyên như trước bởi không nhìn thấy sự chỉ đạo, hướng dẫn nào từ Chính phủ về việc thực hiện đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh này.

Lấy ví dụ như, trước kia thủ tục chuyên ngành phải kiểm tra trước khi thông quan, nay chuyển sang sau thông quan. 

"Kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cán bộ còn có áp lực để thúc đẩy kiểm tra nhanh, tránh tồn đọng. Hiện nay, họ chuyển sang sau thông quan. Sau thông quan, ít áp lực hơn nên họ cũng làm các thủ tục chuyên ngành chậm hơn, lâu hơn, doanh nghiệp khó khăn hơn", ông Cung nhận định.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con

Tiêu điểm -  5 năm
"Khi đã có rà soát, có danh mục điều kiện kinh doanh cần cắt giảm tại sao Nhà nước không quyết định được mà phải chờ các bộ, ngành thực hiện, Nhà nước cần phải chủ động trong việc này", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận.
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con

Tiêu điểm -  5 năm
"Khi đã có rà soát, có danh mục điều kiện kinh doanh cần cắt giảm tại sao Nhà nước không quyết định được mà phải chờ các bộ, ngành thực hiện, Nhà nước cần phải chủ động trong việc này", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận.
Giấy phép con 'đất ở hợp pháp' làm khó doanh nghiệp bất động sản

Giấy phép con 'đất ở hợp pháp' làm khó doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  5 năm

Quy định đất ở hợp pháp theo hướng dẫn mới của Bộ Xây dựng về thủ tục đầu tư dự án bất động sản đang làm khó nhiều doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.

Cắt giấy phép con: ‘Không phiên họp nào Thủ tướng không nhắc’

Cắt giấy phép con: ‘Không phiên họp nào Thủ tướng không nhắc’

Tiêu điểm -  5 năm

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh như vậy khi kiểm tra 4 bộ về việc cắt giảm các thủ tục, điều kiện kinh doanh, đồng thời công bố công khai các bộ đã làm tốt nội dung này và các bộ còn chưa đạt chỉ tiêu.

Bắc Ninh cắt giảm hàng loạt giấy phép con

Bắc Ninh cắt giảm hàng loạt giấy phép con

Tiêu điểm -  5 năm

Nhiều thủ tục hành chính trong các lĩnh vực y tế, tư pháp, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt phương án cắt giảm với tỷ lệ cao nhất lên đến gần 90%.

2.839 giấy phép con phải cắt giảm trong 4 tháng tới: Nhiệm vụ có khả thi?

2.839 giấy phép con phải cắt giảm trong 4 tháng tới: Nhiệm vụ có khả thi?

Tiêu điểm -  6 năm

Chỉ còn 4 tháng là hết năm 2018 nhưng vẫn còn tới 2.839 điều kiện kinh doanh cần phải cắt giảm theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra từ đầu năm.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.