Tiêu điểm
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Có thể áp dụng cơ chế 'máy chém' để cắt giảm giấy phép con
"Khi đã có rà soát, có danh mục điều kiện kinh doanh cần cắt giảm tại sao Nhà nước không quyết định được mà phải chờ các bộ, ngành thực hiện, Nhà nước cần phải chủ động trong việc này", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận.

Báo cáo thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về Cải cách môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Góc nhìn từ doanh nghiệp do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố cho thấy, các doanh nghiệp đều nhìn nhận môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây có sự cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, mức độ thực chất của việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh không đồng đều giữa các bộ, thậm chí không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau của cùng một bộ.
Trong 11 lĩnh vực, thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng là hai lĩnh vực được đánh giá tốt nhất. Trong khi đó, các lĩnh vực về thủ tục xuất nhập khẩu, bảo vệ nhà đầu tư và phá sản doanh nghiệp được cho là không có cải thiện đáng kể.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, thông thường, lãnh đạo các bộ sẽ giao cho Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cục, vụ trong bộ để tiến hành rà soát, đề xuất phương án cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh. Vụ Pháp chế của bộ nào có phương pháp làm việc khoa học thì chất lượng các Nghị định được bảo đảm tốt hơn.
“Vụ Pháp chế không làm tốt, chất lượng văn bản phụ thuộc rất nhiều vào cục, vụ chuyên môn sẽ dẫn đến việc cắt giảm một cách hình thức, không thực chất hoặc không đồng đều về tiêu chí cắt giảm trong cùng một nghị định", ông Tuấn lý giải.
Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện VCCI cho biết, việc phải xin các giấy phép con vẫn diễn ra phổ biến và gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra PCI 2017, có đến 58% tổng số doanh nghiệp phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong đó, có 42% doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nhìn nhận, kết quả thực chất của quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh không đạt như mong đợi, chỉ đạt được khoảng 40 - 50%.
Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam của doanh nghiệp châu Âu tăng cao
“Quá trình cắt bỏ giấy phép mất rất nhiều thời gian, rất khó khăn và gian khổ nhưng quá trình phục hồi lại rất nhanh, mức độ cài cắm sau mỗi lần phục hồi lại tinh vi hơn”, ông Cung cảnh báo.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, việc cắt giảm là có nhưng con số này còn rất thấp nhất là trên thực tế.
Bà Lan cho rằng, việc cải cách môi trường kinh doanh không chỉ có trách nhiệm từ phía địa phương mà còn phải từ phía các bộ, ngành vì nếu các bộ, ngành không tích cực hoặc không được đánh giá trực diện thì tình trạng sẽ kéo dài, các bộ không làm, địa phương cũng sẽ không thể làm được.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng đề nghị, Nhà nước nếu cần thiết có thể khôi phục cơ chế "máy chém", học tập theo kinh nghiệm của Hàn Quốc ở giai đoạn khủng hoảng cuối thập niên 90 thế kỷ trước.
"Bảo cắt giảm 50% thì cứ thế mà cắt, khi đã có rà soát, có danh mục những điều kiện kinh doanh cần cắt giảm tại sao Nhà nước không quyết định được mà phải chờ các bộ, ngành thực hiện, Nhà nước cần phải chủ động", bà Lan nói.
Để làm được điều này, bà Lan đề xuất đưa ra một nghị định mới về cắt giảm một loạt điều kiện kinh doanh và có thời hạn rõ ràng. Nếu các bộ không cắt giảm thì một loạt điều kiện đã được rà soát sẽ tự động bị cắt giảm.
"Tôi mong sau năm 2020 sẽ không còn cần tới Nghị quyết 19, Chính phủ không phải cầm tay chỉ việc cho từng địa phương. Xã hội đang thay đổi rất nhanh chúng ta không có thời gian để cứ làm mãi thế này", bà Lan chia sẻ.
Theo bà Lan, mục tiêu cần theo đuổi là làm sao cải thiện được môi trường kinh doanh để có thể so sánh với các nước trong EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), không thể cứ mãi so sánh với các nước ASEAN nhưng không tham gia được vào ASEAN 4.
Theo đó, cạnh tranh trong thời gian tới sẽ diễn ra rất mạnh mẽ, Việt Nam cần phải nhìn nhận đang yếu kém thế nào để vượt lên thay vì chỉ biết tính toán các chỉ số để tạm hài lòng.
Đặc biệt, chúng ta hay nói "trên nóng dưới lạnh" nhưng bà Lan hy vọng ở trên cần nóng hơn nữa, yêu cầu về cải cách thể chế phải mạnh mẽ hơn, "không thể để tình trạng trên nóng dưới thì lạnh tanh lạnh ngắt, không thể để cấp dưới cứ quấy nhiễu, ảnh hưởng cả bộ máy".
Thậm chí có thể phải đào thải những người không có khả năng, gây tốn kém, lãng phí và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của Nhà nước.
Bà Lan cũng đề xuất, về công cụ, cần tập trung cải cách hành chính cho bộ máy, nếu không sẽ không thể tạo động lực hay áp lực để cắt bỏ điều kiện kinh doanh. Theo đó, cần đặt ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cho bộ máy để tránh việc tái mọc của các điều kiện kinh doanh.
Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, tránh thực trạng một cửa nhưng nhiều ngách, công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ tạo tính minh bạch và tính giải trình.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Có bộ đã ở ga cuối, có bộ chưa vào vạch xuất phát
Việt Nam tụt hạng môi trường kinh doanh, bị bỏ xa trong khu vực
Mặc dù có điểm số cao hơn năm ngoái nhưng Việt Nam vẫn tụt 1 bậc trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
'Không nên bằng lòng và vội thỏa mãn với thành tích về môi trường kinh doanh'
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dù Việt Nam có nhiều chỉ số tăng điểm trong thời gian qua nhưng thứ hạng của Việt Nam lại thụt lùi so với nhiều nền kinh tế.
Nghị quyết mới của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh năm 2018
Chính phủ đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.
Góc nhìn của đại sứ Mỹ tại Việt Nam về môi trường kinh doanh qua chỉ số PCI
Theo ông Daniel J.Kritenbrink, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan tâm đến năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.