Tiêu điểm
2.839 giấy phép con phải cắt giảm trong 4 tháng tới: Nhiệm vụ có khả thi?
Chỉ còn 4 tháng là hết năm 2018 nhưng vẫn còn tới 2.839 điều kiện kinh doanh cần phải cắt giảm theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra từ đầu năm.

Đây là thông tin đáng chú ý được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tiết lộ tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong tổng số 6.213 điều kiện kinh doanh, các bộ, ngành dự kiến sẽ cắt giảm 3.807 điều kiện. Tuy nhiên, tính đến nay mới chính thức cắt giảm được 968 điều kiện, đạt 25,4% so với dự kiến của các ngành Công thương, Xây dựng, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Văn hoá thể thao và du lịch...
Hiện, các bộ ngành vẫn còn 2.839 điều kiện kinh doanh đã có phương án tiếp tục cắt giảm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, thuộc trách nhiệm của 14 bộ.
Về các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, có tổng số 9.936 dòng hàng phải kiểm tra, các bộ dự kiến sẽ đơn giản, cắt giảm 6.003 dòng hàng. Đến nay đã chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 1.689 dòng hàng, đạt 34% so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, nhìn chung, tỷ lệ cắt giảm danh mục sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành đã cải thiện hơn so với tháng trước (tăng 18,9%) nhưng tỷ lệ cắt giảm vẫn đạt thấp so với phương án dự kiến và tiến độ còn chậm so với yêu cầu đặt ra.
Nhiều bộ vẫn chưa có phương án cụ thể cắt giảm 'giấy phép con'
Về vấn đề này, Văn phòng Chính phủ kiến nghị các bộ tập trung, gấp rút hoàn thành các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh còn nợ đọng trình Chính phủ thông qua hoặc ban hành theo thẩm quyền.
Các bộ cần tập trung cao độ cho việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản để chính thức áp dụng phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.
Việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh phải thực chất, khắc phục triệt để những bất cập hiện nay, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, giảm tối đa chi phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Về các nhiệm vụ - giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ yêu cầu từ nay đến cuối năm, để đạt được các mục tiêu kế hoạch năm 2018, các bộ ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Giải pháp thực hiện đã khá đầy đủ, đồng bộ, nhất là cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, tập trung chỉ đạo vào khâu thực thi, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm và tăng cường vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu.
Về mục tiêu cắt giảm giấy phép con gây khó cho doanh nghiệp, trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 19).
Đây là năm thứ năm liên tiếp, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 và cũng là năm đặt kỳ vọng cao nhất: tăng thêm 8 đến 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB).
Theo đó, Nghị quyết 19 đặt mục tiêu cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh tăng ít nhất 40 bậc; hai chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản tăng 10 bậc; hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh; giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Tuy nhiên, với tốc độ cắt giảm các điều kiện kinh doanh của các bộ ngành như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng mục tiêu hoàn thành việc cắt bỏ 50% số điều kiện kinh doanh khó có thể đạt được trong năm 2018.
10 bộ ngành "chây ỳ" rà soát, cắt bỏ giấy phép con
Sẽ cắt giảm nhiều 'giấy phép con' trong lĩnh vực đất đai
Sau khi rà soát, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có dự thảo đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý cắt giảm hơn 46% điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường do bộ quản lý.
Cắt giảm giấy phép con: "Nguy cơ thất bại do lợi ích của nhiều người"
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc cắt giảm giấy phép con sẽ liên quan đến lợi ích của nhiều người, do đó, thông thường họ có thể có những tác động tiêu cực làm thất bại cả một quá trình cải cách.
Phải sửa 16 nghị định để xóa 675 giấy phép con của Bộ Công Thương
Bộ Công thương đã trình Chính Phủ đề xuất sử dụng một nghị định để sửa đổi nhiều nghị định, nhằm nhanh chóng cắt giảm các điều kiện kinh doanh cản trở doanh nghiệp.
Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào
Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM, công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform cùng việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào.
Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 946/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh dự án quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ. Quyết định phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến thẩm định của các bộ và UBND thành phố Đà Nẵng.
Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất
Trong khi các doanh nghiệp bất động sản đua nhau săn quỹ đất làm “của để dành” trước khi bảng giá đất mới được áp dụng, Tập đoàn An Gia lại chọn chiến lược thận trọng.
Vinhomes Golden Avenue mở cửa vào phân khúc thấp tầng cho nhà đầu tư vốn mỏng
Sở hữu nhà phố trung tâm TP. Móng Cái (Quảng Ninh) với số vốn chỉ từ 1,2 tỷ đồng đang trở thành lựa chọn sáng giá cho nhà đầu tư muốn “đánh bắt lớn” bằng nguồn lực nhỏ. Vinhomes Golden Avenue mở ra cơ hội hiếm có trên thị trường, với những sản phẩm thấp tầng giá hợp lý, giàu tiềm năng sinh lời.
ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại
Nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến các doanh nghiệp có lộ trình thực hành ESG bài bản, hiệu quả, từng bước biến cam kết thành hành động cụ thể.
Giá vàng hôm nay 19/5: SJC bật tăng, phản ứng sớm với tin thuế Mỹ
Giá vàng hôm nay 19/5 tăng mạnh từ 500 - 1.300 nghìn đồng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, bất chấp quốc tế chưa phản ứng đáng kể với tin tức ngừng đàm phán thương mại của Mỹ.
Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao
Việc Thông tư 02 hết hiệu lực đã dẫn đến một số khoản vay bị phân loại lại, qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số về nợ xấu của ACB.