Chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp chưa thể phục hồi

Trần Anh Thứ sáu, 11/12/2020 - 09:21

Dù nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh trong quý 3/2020, song lợi nhuận này lại không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà đến từ hoạt động tài chính.

Một báo cáo thống kê của FiinGroup về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 của nhóm doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán cho thấy doanh thu và lợi nhuận của khối này đang trên đà phục hồi mạnh. Mặc dù vậy, kết quả đạt được vẫn chưa thể về mức trước thời điểm dịch Covid-19.

Theo đó, doanh thu và lợi nhuận khối phi tài chính (không bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư) vẫn giảm lần lượt là 8,4% và 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chính của việc suy giảm này do sự hồi phục chậm ở các ngành có sự ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 bao gồm ngành dầu khí và du lịch & giải trí. Theo FiinGroup, nếu loại bỏ 2 nhóm ngành trên, 14/16 ngành còn lại cho doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 6,2% và 8,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự hồi phục mạnh mẽ của các ngành bất động sản, F&B và tài nguyên cơ bản.

Một điểm tích cực là so sánh với quý liền kề trước là quý 2/2020, khối phi tài chính ghi nhận doanh thu thuần tăng trở lại sau khi giảm liên tiếp hai quý trước đó.

Các ngành lớn duy trì sự tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận bao gồm tài nguyên cơ bản với tăng trưởng chủ yếu từ nhóm thép mà đứng đầu là Hòa Phát và Hoa Sen nhờ xuất khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh.

Sự phục hồi không chỉ đến từ các doanh nghiệp lớn đầu ngành mà còn từ các doanh nghiệp nhỏ hơn. Chẳng hạn trong lĩnh vực bất động sản, không chỉ doanh nghiệp lớn như Vinhomes phục hồi lợi nhuận mà những doanh nghiệp còn lại như Hưng Thịnh, Novaland, Khang Điền, Becamex cũng cho thấy điều này.

Tương tự, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lợi nhuận tăng trưởng không đến từ doanh nghiệp đầu ngành như FPT mà đến từ nhóm có quy mô nhỏ hơn như CMC, SAM và ICT.

Ở chiều ngược lại, các ngành vẫn chưa thể hồi phục do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bao gồm du lịch & giải trí, dầu khí, hàng và dịch vụ công nghiệp. Riêng ngành tiện ích (phân phối xăng dầu, điện, nước, khí đốt…), vốn được xem là ngành có tính “phòng thủ” kể cả trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng ghi nhận sự sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận trong quý 3.

Dù đã có sự cải thiện mạnh mẽ, song chất lượng lợi nhuận vẫn chưa phục hồi tương ứng do nhiều doanh nghiệp ghi nhận lãi lớn từ hoạt động tài chính.

Các chỉ số phản ánh chất lượng lợi nhuận bao gồm lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) lần lượt giảm 20,1% và 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý suy giảm thứ 4 liên tiếp đối với EBIT và thứ 3 đối với EBITDA, nối tiếp xu hướng giảm kể từ quý 2/2019, gần 3 quý trước khi Covid-19 bùng phát ở Việt Nam.

Chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp chưa thể phục hồi
Nguồn: FiinPro Platform

Một điểm sáng đáng ghi nhận đó là tốc độ suy giảm EBIT và EBITDA chậm lại và chưa bằng một nửa mức giảm trong quý 2. Điều này cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi đang dần hồi phục, nhưng tốc độ hồi phục chưa tương ứng với lợi nhuận kế toán.

Các ngành viễn thông, truyền thông, ô tô & phụ tùng ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng mạnh nhất trong quý 3/2020. Nhóm F&B cũng có EBIT tăng 15,9%, tốt hơn rất nhiều so với tăng trưởng lợi nhuận kế toán.

Trong khi đó là bất động sản, hóa chất, bán lẻ, và xây dựng & vật liệu có lợi nhuận kế toán quý 3 tăng trưởng so với cùng kỳ nhờ bù đắp bởi nguồn thu từ hoạt động tài chính (do EBIT giảm). Điều này cho thấy chất lượng lợi nhuận của các ngành này vẫn chưa được cải thiện so với cùng kỳ năm trước.

Dù vẫn còn chịu ảnh hưởng từ đại dịch, song tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 của khối doanh nghiệp phi tài chính dự kiến sẽ hồi phục mạnh mẽ trong bối cảnh hiện có nhiều thông tin tích cực về vắc xin Covid-19, yếu tố nền tảng cơ bản dần cải thiện, cầu tiêu dùng hồi phục và nguồn vốn giá rẻ đang dư thừa.

Chiến lược giúp lợi nhuận Sabeco phục hồi

Chiến lược giúp lợi nhuận Sabeco phục hồi

Doanh nghiệp -  4 năm
Chiến lược kiểm soát chặt nguyên liệu, chi phí cùng với việc phủ sóng sản phẩm mọi phân khúc giúp Sabeco phục hồi lợi nhuận nhanh chóng.
Chiến lược giúp lợi nhuận Sabeco phục hồi

Chiến lược giúp lợi nhuận Sabeco phục hồi

Doanh nghiệp -  4 năm
Chiến lược kiểm soát chặt nguyên liệu, chi phí cùng với việc phủ sóng sản phẩm mọi phân khúc giúp Sabeco phục hồi lợi nhuận nhanh chóng.
DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

Doanh nghiệp -  10 giờ

Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp -  2 ngày

Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  2 ngày

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  3 ngày

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp -  3 ngày

Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.

Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank

Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.

Phú Long khởi công dự án Essensia Parkway

Phú Long khởi công dự án Essensia Parkway

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Phú Long ngày 31/3 chính thức khởi công dự án Essensia Parkway - tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well tại Nam Sài Gòn, mang đến một không gian sống có đủ các giá trị wellness - well-being - luxury.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận, đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.

MSB và ADB ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận

MSB và ADB ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chính thức ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận (Confirming bank agreement - CBA). Thoả thuận này có hiệu lực từ ngày 25/02/2025.

DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

Doanh nghiệp -  10 giờ

Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành

Doanh nhân Thái Hương: Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Thái Hương: Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới

Leader talk -  11 giờ

Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Tiêu điểm -  11 giờ

Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.