FPT Japan được cấp bằng sáng chế AI đầu tiên tại Nhật Bản
Đăng ký công nghệ xử lý dữ liệu tương tự ChatGPT từ những năm 2019, vừa qua, FPT Japan đã chính thức được cấp bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên, trên thị trường Nhật Bản.
Trong khoảng 2.600 bằng sáng chế cùng khoảng 2.800 bằng độc quyền giải pháp hữu ích của Việt Nam từ năm 1981 đến nay, tỉ lệ các bằng sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích đến từ các cơ sở giáo dục chỉ chiếm 4%.
Trong những năm gần đây, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã trở thành một làn sóng trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Trong đó, hoạt động quản lý tài sản trí tuệ và xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ đáng được lưu tâm.
Phát biểu tại Tọa đàm "Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm" diễn ra gần đây, bà Lê Thị Thanh Tâm, phụ trách ban đối ngoại thuộc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM) nhấn mạnh, việc tạo ra các sản phẩm đổi mới, sáng tạo trong môi trường giáo dục là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, hiện tại, với nhiều rào cản trong hoạt động quản trị, việc khai thác tài sản trí tuệ tại các trường vẫn còn thấp.
Một nguyên nhân là một số lãnh đạo nhà trường, giảng viên và sinh viên có nhận thức chưa cao về quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân khác là sự thiếu hiểu biết về giá trị thực sự của tài sản trí tuệ, sự thiếu hụt tài chính, cùng những khó khăn trong quy trình chuyển giao công nghệ.
Vì vậy, các trường cần phải sớm chú trọng vào việc xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ. Để làm được điều này, theo bà Tâm, cần phải xuất phát từ sự ủng hộ và lãnh đạo của các nhà quản lý. Chỉ khi các nhà lãnh đạo quan tâm, tinh thần và văn hóa sở hữu trí tuệ mới có thể lan tỏa được đến với tất cả các cán bộ, nhân viên, người học và giảng viên.
Có thể thấy, chỉ tính riêng một doanh nghiệp như Facebook đã có tất cả hơn 3.000 đơn và bằng sáng chế. Tương tự, Amazon.com cũng không kém cạnh với hơn 2.700 đơn và bằng sáng chế.
Trong khi đó, trong suốt thời kỳ từ năm 1981 đến nay, Việt Nam chỉ có hơn 2.600 bằng sáng chế cùng khoảng 2.800 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 4% trong số này đến từ các cơ sở giáo dục.
Theo ông Trần Giang Khuê, Phó tổng thư ký thường trực Hội Sáng chế Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ của Việt Nam có rất nhiều vấn đề cần xem xét.
Trong đó, việc tạo lập, nhận diện, quản lý, khai thác, kiểm toán, bảo hộ, định giá, ứng dụng phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ đều là những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển tài sản trí tuệ của Việt Nam.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số quyết định liên quan đến quản lý sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, theo ông Khuê, rất ít trường học có đầy đủ quy chế, quy trình, mẫu biểu, thủ tục, trình tự và bộ phận chuyên trách đáp ứng các yêu cầu về sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, việc thiếu sự quan tâm từ phía lãnh đạo cũng là một vấn đề cần được chú ý.
Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sở hữu trí tuệ, theo bà Ngô Thị Minh,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học không nên tách rời các hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, mà cần đồng thời triển khai trong một giải pháp tổng thể.
Để phát triển sở hữu trí tuệ, các trường cần xây dựng chuyên đề giảng dạy về lĩnh vực này cho sinh viên. Điều này giúp họ có kiến thức và kỹ năng để tận dụng ưu thế của quyền sở hữu trí tuệ trong việc xây dựng giá trị thương hiệu, thúc đẩy hoạt động thương mại và tăng doanh thu.
Đó sẽ là động lực để các doanh nghiệp và nhà đầu tư đầu tư nguồn lực tài chính vào hoạt động đổi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong các chu kỳ phát triển tiếp theo.
Các nhà trường cần triển khai các mô hình ươm tạo khởi nghiệp và hợp tác mô hình 3 nhà: "Nhà trường - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp"; tăng tính kết nối và hợp tác với doanh nghiệp, khuyến khích giảng viên và sinh viên áp dụng phương pháp đào tạo, nghiên cứu liên quan đến thực tế và thị trường; đổng thời thúc đẩy công tác nghiên cứu và thương mại hóa các nghiên cứu của trường đại học, với sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài.
Đăng ký công nghệ xử lý dữ liệu tương tự ChatGPT từ những năm 2019, vừa qua, FPT Japan đã chính thức được cấp bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên, trên thị trường Nhật Bản.
Trong thời gian vừa qua, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có nhiều hoạt động tập huấn, nhằm hỗ trợ các nhà khoa học thuộc mạng lưới TISC Việt Nam trong việc tra cứu thông tin sáng chế.
Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy các nhà sáng chế để tập trung vào việc phát triển những ý tưởng sáng tạo có tính bền vững, nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp 4 sáng chế độc quyền tại Mỹ, nâng tổng số lượng sáng chế được cấp tại quốc gia khó tính nhất trên thế giới lên con số 23 sáng chế.
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.