Chìa khóa thúc đẩy liên kết vùng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Tùng Anh Chủ nhật, 27/11/2022 - 10:05

Phát triển dịch vụ logistics của tam giác động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tương xứng với tiềm năng là yếu tố quan trọng tạo động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng

Tam giác động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh hoàn toàn hội tụ đủ các điều kiện và xu thế để phát triển thành dải đô thị tương tự như Nhật Bản là lời khẳng định của bà Phạm Thị Lan Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics Hà Nội trong diễn đàn Logistics Việt Nam 2022. 

Khi tạo thành một tam giác động lực, ba địa phương Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ trở thành cực tăng trưởng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vai trò: thúc đẩy tăng trưởng nội vùng; kết nối giữa Việt Nam - ASEAN và Đông Bắc Á; tạo hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, từ đó thúc đẩy kết nối với trung du và miền núi phía Bắc; thúc đẩy hợp tác thương mại với Tây Nam Trung Quốc.

Đặc điểm nổi bật về hạ tầng của vùng này là có sự kết nối của đầy đủ các phương thức vận tải: 3 cảng hàng không quốc tế, 300km đường bộ kết nối toàn tuyến từ Hà Nội tới Móng Cái (Quảng Ninh) cùng hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ phát triển; mạng lưới cảng biển tập trung ở Hải Phòng, Quảng Ninh, bao gồm cảng nước sâu và hệ thống cảng thủy nội địa theo trục giao thông đường bộ; tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và Kép – Hạ Long. Hạ tầng logistics đang được đầu tư hiện đại.

Tuy nhiên, bà Hương nhấn mạnh, vấn đề quan trọng là giải quyết bài toán phát triển logistics như thế nào một cách nhanh nhất và tạo được hiệu quả tốt nhất vì năng lực logistics của 3 địa phương vẫn hạn chế, không đồng đều về mức độ phát triển và khai thác. Mỗi địa phương đều có những vị thế riêng trong phát triển logistics nhưng chưa được khai thác và phát huy đúng.

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của tam giác động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh vẫn còn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn có đủ năng lực.

Giải pháp từ 4 góc độ

Ngành logistics đang chuyển mình

Theo bà Hương, có 4 góc độ chính có thể tính đến khi phát triển logistics cho một vùng kinh tế.

Một là góc độ phân vai theo thế mạnh của địa phương. Theo đó, cần xác định rõ địa phương nào sẽ đóng vai trò kết nối xuất nhập khẩu, địa phương nào trung chuyển phục vụ sản xuất và địa phương nào là trung tâm phân phối phục vụ tiêu dùng.

Bà Hương cho rằng, Hải Phòng và Quảng Ninh nên đi theo hướng phát triển các khu công nghiệp trên nền tảng logistics, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp logistics. Song song đó là phát huy vai trò cung cấp các dịch vụ logistics phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Trong khi đó, Hà Nội nên hướng đến phát triển mô hình logistics nội đô dựa trên ứng dụng công nghệ để phát huy vai trò trung tâm phân phối hàng hóa cho tiêu dùng và thương mại điện tử phục vụ thị trường toàn miền Bắc. 

Hai là hướng đến giảm áp lực đối với địa phương đang có những áp lực nhất định với logistics. Cần nâng cao vị thế cửa ngõ của Quảng Ninh khi kết nối quốc tế thông qua cửa ngõ đường biển và đường bộ nhưng chưa được khai thác hết mức. Trong khi đó, Hải Phòng cần đẩy mạnh vận tải đường sắt và đường thủy nội địa.

Ba là cần giải quyết bài toán quy hoạch vùng, hướng đến trung tâm logistics chung của các địa phương này, từ đó kết nối được tất cả các phương thức vận tải, ngoài việc mỗi địa phương tự xây dựng quy hoạch của mình.

Bốn là nâng cao chất lượng nhân lực logistics, phát triển mạng lưới đào tạo và gia tăng số lượng doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này ở các địa phương.

Bà cũng cho rằng, cần xây dựng chương trình hợp tác giữa các hiệp hội logistics/hiệp hội ngành nghề của các địa phương về kết nối doanh nghiệp, xây dựng cơ chế khung để thu hút doanh nghiệp logistics lớn đầu tư và hoạt động tại khu vực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đề án xây dựng trung tâm logistics vùng giữa ba địa phương....

Chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh

Chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh

Tiêu điểm -  2 năm
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Quảng Ninh được đánh giá cao, đặc biệt là việc không đánh đổi môi trường trong thu hút đầu tư.
Chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh

Chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh

Tiêu điểm -  2 năm
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Quảng Ninh được đánh giá cao, đặc biệt là việc không đánh đổi môi trường trong thu hút đầu tư.
Kinh nghiệm truyền thông chính sách của Quảng Ninh

Kinh nghiệm truyền thông chính sách của Quảng Ninh

Tiêu điểm -  2 năm

Hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyền thông, củng cố đội ngũ làm công tác truyền thông cơ sở, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện là bốn nhóm giải pháp đã được tỉnh Quảng Ninh triển khai.

Quảng Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong 2023

Quảng Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong 2023

Tiêu điểm -  2 năm

Quảng Ninh quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức, sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro trước mắt để hướng đến chủ đề năm 2023 đã được xác định là: “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, giữ vững đà tăng trưởng".

Chủ tịch Quảng Ninh nhận quyết định làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Chủ tịch Quảng Ninh nhận quyết định làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Tiêu điểm -  2 năm

Trước khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Tường Văn cũng từng là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Du lịch Quảng Ninh hái quả ngọt từ nỗ lực xúc tiến thị trường quốc tế

Du lịch Quảng Ninh hái quả ngọt từ nỗ lực xúc tiến thị trường quốc tế

Tiêu điểm -  2 năm

Sức hấp dẫn của các điểm đến trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cộng với nỗ lực xúc tiến của ngành du lịch là những lý do quan trọng để Quảng Ninh tự tin hướng đến mục tiêu đón hơn 11 triệu lượt khách trong năm 2022.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  2 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  5 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  6 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  7 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  7 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  7 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.