Chiến lược giúp LPBank tăng trưởng thần tốc dưới thời Chủ tịch Nguyễn Đức Thụy

Trần Anh Thứ tư, 19/02/2025 - 11:46

Huy động giá vốn cao, tăng khẩu vị rủi ro cho vay là chìa khóa chính giúp LPBank tăng trưởng thần tốc hai năm qua.

Những ngày đầu năm Ất Tỵ, Thaihomes – thành viên của Tập đoàn Thaigroup đã chính thức khai trương ThaiSquare Caliria – tòa nhà văn phòng cao cấp trên đường Cát Linh, vị trí đắc địa giữa trung tâm thủ đô Hà Nội.

ThaiSquare Caliria được xây dựng trên diện tích đất hơn 1.300 m2, cao 8 tầng với tổng diện tích cho thuê khoảng hơn 8.400 m2. Không hoành tráng về mặt quy mô, song lối kiến trúc tân cổ điển biến tòa nhà văn phòng này trở thành một công trình mang tính biểu tượng, hoàn toàn khác biệt so với các tòa nhà hiện đại trong khu vực.

Màu sơn vàng nhạt, đường nét hài hòa với cửa sổ vòm gợi nhớ phong cách thiết kế các dự án của Tân Hoàng Minh như D'. El Dorado hay D'. Le Roi Soleil. Điều thú vị là khu đất triển khai ThaiSquare Caliria cũng từng thuộc quyền sở hữu của Tân Hoàng Minh trước khi sang nhượng cho Thaigroup vào năm 2022.

Khách hàng đầu tiên của ThaiSquare Caliria cũng rất đặc biệt. Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) cho biết đã lựa chọn tòa nhà làm trụ sở mới cho chi nhánh Đông Đô, đánh dấu bước phát triển quan trọng của LPBank trong việc nâng cao hiện diện tại Thủ đô, là dấu hiệu cho thấy LPBank tiếp tục mở rộng, phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Tòa nhà ThaiSquare Caliria

Trước đó, hồi tháng 8/2024, Thaihomes khai trương tòa nhà ThaiSquare The Merit tại TP.HCM với những điểm tương đồng với ThaiSquare Caliria.

Tòa nhà tại trung tâm TP.HCM cũng từng là dự án của Tân Hoàng Minh, sau đó đổi chủ và được triển khai xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển, cuối cùng được LPBank thuê lại lấy tên là LPBank Tower.

LPBank ngày càng có thêm nhiều văn phòng giao dịch sang trọng hơn kể từ khi từ khi ông Nguyễn Đức Thụy – nhà sáng lập Thaigroup trở thành chủ tịch LPBank vào cuối năm 2022.

Từ đó, mối quan hệ giữa LPBank và Thaigroup không những ngày càng khăng khít mà nhà băng này cũng có những bước lột xác mạnh mẽ, thay đổi toàn diện cả bên ngoài và bên trong.

Giữa năm 2024, LPBank đổi tên thành ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, đồng thời công bố nhận diện mới. Tiếp đó, hai tòa nhà văn phòng mới lần lượt xuất hiện, đặt ở vị trí đắc địa nhất ở hai đầu của đất nước.

Lột xác diện mạo, kết quả kinh doanh của LPBank cũng có những bước tiến vượt bậc chỉ trong vòng hai năm kể từ khi có sự xuất hiện của “bầu Thụy”.

Chiến lược giúp LPBank tăng trưởng thần tốc

Kết thúc năm 2024, LPBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với năm 2023 và lợi nhuận trước thuế đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng tới 72%. Kết quả vượt trội biến 2024 là năm tốt nhất của LPBank kể từ khi nhà băng này thành lập.

Hầu hết các chỉ hoạt động của nhà băng đều tăng mạnh. Trong đó, điểm đặc biệt nhất của LPBank là khả năng huy động và giải ngân rất ấn tượng.

Trong năm 2024, LPBank đã đẩy mạnh huy động ở cả ba kênh là tiền gửi từ tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá.

Tính đến cuối năm 2024, tiền gửi khách hàng của LPBank đạt 283 nghìn tỷ đồng, tăng gần 50 nghìn tỷ đồng, tương ứng 19,4% so với thời điểm cuối năm 2023.

Ngân hàng cũng đẩy mạnh tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác lên 115 nghìn tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với mức 50 nghìn tỷ đồng năm trước đó.

Huy động mạnh, nhà băng còn cho vay mạnh hơn. Tăng trưởng tín dụng của LPBank trong năm 2024 đạt 20,4%, cao hơn so với tăng trưởng huy động và bỏ xa so mức tăng tín dụng hơn 15% của toàn ngành ngân hàng.

Điểm khác biệt của LPBank là việc nhà băng này duy trì được đà tăng trưởng cao xuyên suốt cả năm 2024, bất chấp nhu cầu tín dụng kém khả quan của nền kinh tế.

Ngay trong quý I/2024, khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 0,9% thì LPBank vẫn ghi nhận tăng trưởng tới 11,8%.

Chiến lược của LPBank hướng tới việc giải ngân cho vay nông thôn và đô thị loại hai. Ban lãnh đạo nhà băng thể hiện tầm nhìn "trở thành đối tác tài chính tin cậy, là lựa chọn số một của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn và đô thị loại 2".

Bên cạnh đó, chìa khóa tăng trưởng tín dụng của LPBank đến một phần từ việc nhà băng đã tăng khẩu vị rủi ro của mình bằng cách thay đổi tỷ trọng cho vay.

Trong cơ cấu dư nợ của LPBank, ngân hàng đã đẩy rất mạnh vào ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy khi chiếm tới gần 30% tổng dư nợ so với 21,6% tại cuối năm 2023, tương ứng với dư nợ gần 100 nghìn tỷ đồng.

Các lĩnh vực lớn khác trong cơ cấu cho vay của LPBank chỉ chiếm dưới 10%, có thể kể tới công nghiệp, xây dựng hay dịch vụ lưu trú, ăn uống…

Việc LPBank hướng dòng tín dụng sang các lĩnh vực được gọi là rủi ro hơn còn đến từ việc ngân hàng không có lợi thế chi phí về huy động vốn.

Chi phí huy động của LPBank tính đến cuối năm 2024 là 4,75%, thấp hơn đáng kể so với mức 6,76% của năm 2023 nhưng vẫn cao hơn so với mặt bằng chung ngành ngân hàng.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức thấp, chỉ khoảng hơn 9,8% cũng là điểm yếu làm thúc đẩy chi phí vốn của LPBank.

Sự khác biệt trong chiến lược cho vay của LPBank thể hiện rõ qua biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng.

NIM của LPBank đạt 3,53% trong năm 2024, nhờ vào bứt phá trong quý IV/2024 khi NIM được cải thiện mạnh mẽ, đạt mức 3,81%.

Thông thường, quý cuối năm là thời điểm NIM các ngân hàng sẽ giảm do đây là thời điểm ngân hàng nào cũng có áp lực giải ngân, vì vậy đa phần sẵn sàng cắt giảm biên lợi nhuận để có thể cho vay được tốt hơn.

Việc LPBank vẫn có thể cải thiện biên lợi nhuận trong giai đoạn này cho thấy chiến lược khác biệt của nhà băng so với các đối thủ khác trên thị trường.

Ngoài hoạt động cốt lõi, lợi nhuận của LPBank còn được thúc đẩy bởi các khoản thu nhập ngoài lãi.

Theo đó, ước tính của các công ty chứng khoán Vietcap, LPBank đã ghi nhận thu nhập phí khác 750 tỷ đồng trong quý I/2024. Đây là động lực đáng kể giúp thu nhập ngoài lãi trong năm 2024 của LPBank đạt hơn 4.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thu nhập ròng khác của LPBank cũng tăng 170% so với cùng kỳ, nhờ hoạt động thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý trước đó.

Mặt trái của đà tăng trưởng tín dụng thần tốc và khẩu vị rủi ro lớn hơn đó là sự suy giảm chất lượng tài sản.

Tỷ lệ nợ xấu đã tăng liên tục từ mức 1,34% cuối năm 2023 lên đến xấp xỉ 2% trong quý III/2024, phản ánh khẩu vị rủi ro của LPBank nhằm duy trì được lợi suất sinh lời cao.

Cùng với đó, các khoản lãi dự thu cũng tăng mạnh và bộ đệm dự phòng của ngân hàng suy giảm trong giai đoạn này.

Chất lượng tài sản của LPBank sụt giảm mạnh trước quý IV/2024. Nguồn: DSC

Đến quý IV, LPBank đã có những điều chỉnh cân bằng lại khi tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2024 còn 1,57%, giảm so với quý III và chỉ tăng 0,23% so với năm 2023. Bên cạnh đó, nhà băng cũng đã tăng cường trích lập dự phòng, tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 83%.

Định hướng top 1 ngân hàng đô thị loại 2

Có thể thấy, dù chỉ mới hai năm ngắn ngủi, LPBank dưới thời ông Nguyễn Đức Thụy thực sự có những bước nhảy vọt về hoạt động kinh doanh.

Tổng tài sản của nhà băng tính đến cuối năm 2024 đã đạt nửa triệu tỷ, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022. Quy mô lợi nhuận thậm chí còn ấn tượng hơn khi tăng trưởng bằng lần.

Giai đoạn cuối năm, ngân hàng tiếp tục với kế hoạch tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 30 nghìn tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, đưa LPBank lên quy mô vốn của một ngân hàng tầm trung.

Tại đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra tháng 11/2024, ông Thụy cho biết, năm 2025, nếu hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể chia cổ tức với tỷ lệ trên 20%.

Sau khi ghi dấu ấn thương hiệu LPBank tại hai tòa nhà ở hai thành phố lớn nhất đất nước, kế hoạch tiếp theo của vị doanh nhân gốc Ninh Bình còn là chuyển trụ sở của LPBank từ Hà Nội sang tỉnh khác.

Mục tiêu việc đổi trụ sở nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, đặc biệt gia tăng sự hiện diện tại các khu vực nông thôn, đô thị loại 2.

Đây cũng là định hướng phát triển của ngân hàng trong 3 - 5 năm tới. Để phục vụ cho kế hoạch này, ban lãnh đạo LPBank cho biết đã chuẩn bị hợp tác với các tổ chức tư vấn là McKinsey và BCG nhằm hướng tới trở thành top 1 về ngân hàng đô thị loại hai và nông thôn.

Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank

Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tuần
Ngày 7/2, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) vừa thông qua quyết định giao bà Vũ Thanh Huệ – Phó chủ tịch HĐQT – phụ trách hoạt động của hội đồng quản trị cho đến khi kiện toàn chức danh chủ tịch HĐQT.
Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank

Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tuần
Ngày 7/2, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) vừa thông qua quyết định giao bà Vũ Thanh Huệ – Phó chủ tịch HĐQT – phụ trách hoạt động của hội đồng quản trị cho đến khi kiện toàn chức danh chủ tịch HĐQT.
Ông Nguyễn Duy Khoa làm Chủ tịch Chứng khoán LPBank

Ông Nguyễn Duy Khoa làm Chủ tịch Chứng khoán LPBank

Nhịp cầu kinh doanh -  6 ngày

Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán, ông Nguyễn Duy Khoa được hội đồng quản trị kỳ vọng sẽ đưa Chứng khoán LPBank (LPBS) bứt phá mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường trong 3 đến 5 năm tới.

Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank

Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tuần

Ngày 7/2, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) vừa thông qua quyết định giao bà Vũ Thanh Huệ – Phó chủ tịch HĐQT – phụ trách hoạt động của hội đồng quản trị cho đến khi kiện toàn chức danh chủ tịch HĐQT.

Ông Phạm Phú Khôi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch HĐQT của LPBank

Ông Phạm Phú Khôi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch HĐQT của LPBank

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tuần

Ngày 7/2, LPBank công bố bổ nhiệm ông Phạm Phú Khôi, thành viên độc lập hội đồng quản trị giữ chức Phó chủ tịch HĐQT LPBank.

TPBank kích hoạt loạt ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 4,7%

TPBank kích hoạt loạt ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 4,7%

Tài chính -  1 ngày

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, TPBank triển khai loạt gói vay tín dụng với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 4,7%.

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Tài chính -  1 ngày

Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.

Động lực thay thế mảng cho vay suy giảm của TPBank

Động lực thay thế mảng cho vay suy giảm của TPBank

Tài chính -  3 ngày

Lãi đột biến từ chứng khoán đầu tư và giảm trích lập dự phòng nợ xấu đã giúp TPBank cán đích lợi nhuận năm 2024.

Ai trả tiền cho doanh nghiệp giữ chân nhân tài?

Ai trả tiền cho doanh nghiệp giữ chân nhân tài?

Tài chính -  4 ngày

ESOP cần phải hiểu đúng với bản chất và được coi như một dạng chi phí ảnh hưởng tới lợi ích cổ đông.

Ba rủi ro lớn đối với đầu tư chứng khoán năm 2025

Ba rủi ro lớn đối với đầu tư chứng khoán năm 2025

Tài chính -  4 ngày

SGI Capital chỉ ra các rủi ro cho thị trường đến từ các yếu tố như chính sách thuế quan, khối ngoại rút ròng và chính sách tiền tệ.

Tiếp cận tài chính bền vững

Tiếp cận tài chính bền vững

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Tài chính bền vững trong bối cảnh hiện nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và quản lý tài chính toàn cầu.

 Tiểu sử Steve Jobs: Hành trình của một thiên tài kiêu hãnh

Tiểu sử Steve Jobs: Hành trình của một thiên tài kiêu hãnh

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Tiểu sử Steve Jobs của Walter Isaacson hé mở hành trình từ đứa trẻ tài năng đến CEO đột phá, mang đến bài học lãnh đạo & quản trị độc đáo.

Dâu tây Sơn La được phục vụ trên chuyến bay của Vietnam Airlines

Dâu tây Sơn La được phục vụ trên chuyến bay của Vietnam Airlines

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Nhằm quảng bá nông sản Việt Nam, Vietnam Airlines chính thức đưa dâu tây Sơn La lên phục vụ trên các chuyến bay của hãng từ ngày 16/2/2025 đến ngày 22/02/2025.

Ông Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh làm Phó chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh làm Phó chủ tịch Quốc hội

Tiêu điểm -  3 giờ

Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh vừa được bầu giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội.

Mở bán đợt 2 Central Riverside: Siêu phẩm thấp tầng “hút” nhà đầu tư

Mở bán đợt 2 Central Riverside: Siêu phẩm thấp tầng “hút” nhà đầu tư

Bất động sản -  3 giờ

Central Riverside sở hữu ba yếu tố phong thủy vượng khí: cận thị, cận giang, cận đại lộ; minh bạch về pháp lý, đẳng cấp về chất lượng và chính sách bán hàng vượt trội

Chính phủ sau tinh gọn: Còn 14 bộ và thêm 2 phó thủ tướng

Chính phủ sau tinh gọn: Còn 14 bộ và thêm 2 phó thủ tướng

Tiêu điểm -  3 giờ

Chính phủ sau tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ và thêm hai phó thủ tướng, nhằm giảm chồng chéo và nâng cao hiệu quả điều hành trong giai đoạn mới

Các dự án điện tái tạo vướng mắc vẫn chờ tháo gỡ

Các dự án điện tái tạo vướng mắc vẫn chờ tháo gỡ

Tiêu điểm -  15 giờ

Các dự án điện tái tạo khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đất đai, nghiệm thu công trình, hưởng giá FIT chưa được xử lý dứt điểm theo kế hoạch của Chính phủ.