Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Hơn 440 cổ phiếu giảm khiến VN Index mất gần 75 điểm ngay trong phiên sáng nay, mức cao kỷ lục và xóa sạch thành quả từ đầu năm.
Sau khi chinh phục mốc 1.200 điểm bất thành, chỉ số VN Index sáng nay mở cửa trong sắc đỏ, sau ít phút giằng co, chỉ số bất ngờ rơi thẳng đứng. Lúc 10h40, VN Index mất gần 24 điểm xuống 1.168 điểm.
Trong lúc áp lực chốt lời đột biến, hệ thống giao dịch của HOSE lại có dấu hiệu bị nghẽn. Chỉ số, thanh khoản, số lượng cổ phiếu tăng giảm đứng yên trong gần 20 phút. Đến 11h, VN Index biến động trở lại và lao thẳng xuống 1.146,68 điểm, mất hơn 45 điểm so với tham chiếu.
Tâm lý hoảng loạn đang xuất hiện trên diện rộng. Đóng cửa phiên sáng, VN Index mất 74,71 điểm xuống 1.117,23 điểm. Thị trường chỉ còn 50 mã giữ được sắc xanh, trong khi cổ phiếu giảm đang lên trên 430 mã. Số lượng giảm hết biên độ là 118 mã, cao kỷ lục trong lịch sử.
Khối lượng giao dịch trên cả sàn TP.HCM và Hà Nội xấp xỉ 1,1 tỷ cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó, sàn HOSE lên đến 16.160 tỷ đồng và chỉ còn kém phiên hôm qua khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect, 10 cổ phiếu vốn hóa lớn tác động tiêu cực nhất đến thị trường đã khiến VN Index mất gần 41 điểm. Dẫn đầu trong danh sách này là VIC, VCB, VHM, BID.
Đến phiên chiều tình hình cải thiện hơn khi đã xuất hiện lực mua kéo lại thị trường. Chỉ trong vòng 30 phút của phiên chiều, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đã tăng thêm 3.500 tỷ đồng, thị trường tăng nhẹ trở lại so với đáy buổi sáng.
Mặc dù vậy, sàn HOSE dường như có dấu hiệu nghẽn lệnh, khi giao dịch gần như không tăng từ thời điểm 1h30 phút cho tới cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/1, chỉ số VN Index giảm 58 điểm xuống 1.133 điểm, chỉ số HNX Index giảm 24 điểm xuống còn 354 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn đạt xấp xỉ 25.000 tỷ đồng. Trong đó, sàn HOSE giao dịch hơn 20.000 tỷ đồng, HNX và UpCOM giao dịch gần 5.000 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán MBS cho biết việc nhiều cổ phiếu trong VN30 giảm sàn là một tín hiệu xấu. Diễn biến này đa phần do áp lực chốt lời mạnh của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư sử dụng margin cao và giá cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhà đầu tư đã lãi nhiều và sử dụng margin lớn nên lực bán quyết liệt bằng mọi giá.
MBS cho rằng sau phiên hôm nay, tín hiệu xấu tạm thời về xu hướng sẽ khiến thị trường mất thời gian ổn định và phục hồi. Chỉ số VN Index có thể sẽ kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 1.033 – 1.064 điểm và có thể sớm xuất hiện nhịp hồi phục mạnh trở lại ở vùng điểm này. Thông thường, về diễn biến giảm nhanh và mạnh thường sẽ không kéo dài mà chỉ trong 1-2 phiên giao dịch. Các cổ phiếu bị bán sàn sẽ sớm phục hồi ngay sau khi giao dịch ổn định trở lại.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.