Chứng khoán ngày 11/4: VN-Index mất hơn 30 điểm, nỗ lực 2 tuần thành công cốc
Ngọc Chi
Thứ tư, 11/04/2018 - 18:13
Toàn bộ 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE đều đỏ rực vào lúc chốt phiên, khiến VN-Index giảm hơn 30 điểm.
HOSE - Quay lại 2 tuần trước
Quay trở lại mức đóng cửa của phiên giao dịch cách đây 2 tuần trước, trên mức 1.960 điểm, khi top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE đều đỏ rực vào lúc chốt phiên. Trong đó có tới 12 mã sụt giá trên 2%.
Hai mã tạo gánh nặng nhiều nhất lên VN-Index là VIC (-3,82%) và VCB (-4,43%), lần lượt góp -4,85 điểm và -4,37 điểm ảnh hưởng.
Cụ thể, sau 4 phiên giao dịch tăng mạnh về giá, trở thành nguyên nhân chính cho việc VN-Index đạt được mốc tròn điểm lịch sự 1.200 điểm. Bắt đầu từ hôm qua, sự quay đầu giảm giá của mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn – VIC đã tạo sức ép lớn, làm cho VN-Index mất ngưỡng kháng cự mới này.
Đến sáng nay, VIC mở cửa vẫn còn xanh nhẹ, cùng với một vài mã lớn khác VCB, GAS, BID,... đã giúp VN-Index nằm trên mốc 1.200 điểm gần hết nửa đầu thời gian khớp lệnh liên tục.
Kể từ 10h40, sức nâng đỡ dần suy yếu, khiến VN-Index tụt mạnh hơn 13 điểm tuyệt đối. Áp lực chốt lời mạnh hơn tại đa phần các trụ lớn, đặc biệt là các mã ngân hàng, khiến biểu đồ giá của các cổ phiếu này hầu như đều không có sự cải thiện đáng kể nào trong sáng nay.
Chỉ còn cách giờ nghỉ trưa 5 phút, VN-Index vớt đáy nhẹ và tạm dừng ở mức 1.189,92 điểm, (-0,68%).
Một số mã còn tăng nhẹ sáng nay gồm GAS tăng 0,39%, SAB tăng 1,13%, BID tăng 0,2%,… Tuy nhiên, những cổ phiếu này thực chất đã hạ độ cao khá nhiều trên biểu đồ giá so với đầu phiên, tạo nên gánh nặng không nhỏ cho sàn HOSE.
Trong khi phía còn lại đội hình lại quá đông đảo nhằm kéo VN-Index xuống như VIC quay đầu giảm nhẹ 0,1%, VNM giảm 0,3%, VCB giảm 1,6%, CTG giảm 1,3%, MSN giảm 2,1%, VRE giảm 1,5%,…
Đến chiều, diễn biến chính trên biểu đồ giá của VIC và VN-Index khá tương tự nhau. Khi lần sảy chân đầu tiên của VN-Index xuống 1.179,57 điểm, tiếp tục lùi hơn 11 điểm tuyệt đối từ sau nghỉ trưa. Khi đó VIC cũng tụt từ giá tham chiếu 131.000 đồng / 1 cổ phiếu xuống 127.000 đồng/1 cổ phiếu, cùng sự giảm giá mạnh của GAS, VNM, CTG,…
Lần rớt đáy thứ hai sâu hơn của VN-Index xuống mức 1.168,58 điểm, cũng có sự góp mặt của VIC khi cổ phiếu này tiếp tục giảm xuống mức 124.500 đồng/1 cổ phiếu.
Không còn đủ lực để hồi phục khi cả SAB đã cố trụ xanh gần hết phiên giao dịch cũng phải đầu hàng về mức tham chiếu, VN-Index đành đóng cửa tại mức 1.167,11 điểm, tăng 31,01 điểm (-2,59%).
Thanh khoản không giảm nhiều so với phiên trước, khi khối lượng giao dịch đạt 186 triệu đơn vị, tương ứng với 9,3 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 77 mã tăng giá, 219 mã giảm giá và 44 mã đứng giá. Trong đó, 8 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn.
Về khối lượng giao dịch, mã SCR (-1,47%) với lượng giao dịch đạt 16,9 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB (-3,4%)với 16,6 triệu đơn vị và FLC (-3,33%) đạt gần 10,9 triệu đơn vị.
Trong khi, BID dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4,5 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HDB, STB, CTG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là BID với 4,26 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, CTG, STB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, GSP (CTCP Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế) tăng 11,9 lần, PET (CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí) tăng 5,6 lần, TMT (CTCP Ô tô TMT) tăng 4,5 lần.
HNX – Các trụ đua nhau đỏ rực
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, HNX-Index vẫn còn xanh nhẹ với sự hỗ trợ của các trụ lớn trên sàn.
Nhưng chỉ sau 5 phút khớp lệnh liên tục, với sự chuyển màu sang sắc đỏ đầu tiên trên biểu đồ giá của ACB và VGC khiến HNX-Index bắt đầu lắc lư sát giá tham chiếu.
Cho đến khi có sự góp mặt của VCG và VCS vào đội quân kìm hãm, thì HNX-Index mới không còn cơ hội để vớt đáy trong sáng nay và liên tục lùi lại đến lúc tạm nghỉ ở 135,14 điểm (-1,13%).
Sàn Hà Nội chịu áp lực mạnh từ hầu hêt các trụ lớn trong sáng nay gồm ACB giảm 1,58%, SHB giảm 0,73%, VCG giảm 2,62%, VGC giảm 3,69%. Trong khi, 2 trụ tăng giá đáng kể gồm PVS tăng 1,94% và VCS tăng 1,67%.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index còn tệ hơn, khi liên tục lùi lại. Lực đẩy quá nhẹ khiến chỉ số này không có lần vớt đáy đáng kể và đóng cửa ở mức 133,74 điểm, giảm 2,94 điểm (-2,15%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại hơn 11%, đạt hơn 74,23 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,4 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 64 mã tăng giá, 111 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
ACB (-3,37%) trở thành mã kìm hãm mạnh nhất chỉ số HNX-Index hôm nay khi góp tới -1,032 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 11 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-1,46%) dẫn đầu khi đạt gần 20,6 triệu đơn vị. ACB theo sau với 6,37 triệu đơn vị, PVS (+1,46%) đạt gần 5,67 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 4,95 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là KLF với 762,7 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm CMS, MBS.
Sau 4 phiên tăng giá mạnh trước đó, tạo nên lực nâng đỡ mạnh giúp VN-Index đạt được ngưỡng kháng cự 1.200 điểm. Đến hôm nay, VIC lại quay đầu giảm mạnh, chỉ với mức giảm 2,89%, cổ phiếu này đã tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index với -3,783 điểm ảnh hưởng.
Trong khi chỉ cần 2 trụ CTG (+5,6%) và VIC (+1,89%) thì mức nâng đỡ VN-Index cũng hơn lực đẩy xuống của 6 mã chứng khoán lớn giảm giá, khi lần lượt tương ứng với 2,74 điểm và 2,426 điểm ảnh hưởng.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.