Ủy ban chứng khoán muốn siết tỷ lệ cho vay đầu tư cổ phiếu
Trước diễn biến tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán gần đây, Ủy ban chứng khoán đã có động thái nhằm kiểm soát nguồn vốn vay đổ vào thị trường.
Tuy chỉ số VN-Index vẫn đạt mức cao kỷ lục nhưng dường như các nhà đầu tư đã thận trọng hơn khi khối lượng giao dịch giảm 17,6% so với cuối tuần trước, đạt 291 triệu đơn vị.
HOSE - VIC và sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng
Chỉ số VN-Index lập đáy tại mức 1.043,15 điểm vào phiên giao dịch sáng nay, giảm 0,64% so với lúc mở cửa, cho đến gần trưa, chỉ số này mới lấy lại được phong độ và nghỉ trưa ở mức 1.052,5 điểm.
Đến phiên chiều, chỉ số này đã khá xuất sắc khi không một lần ngoảnh lại nhìn mức đóng cửa phiên sáng và phi thẳng lên đỉnh của ngày tại thời điểm đóng cửa 1.063,47 điểm, tăng 13,36 điểm (+1,27%).
Tuy chỉ số VN-Index vẫn đạt mức cao kỷ lục nhưng dường như các nhà đầu tư đã thận trọng hơn khi khối lượng giao dịch giảm 17,6% so với cuối tuần trước, đạt 291 triệu đơn vị, tương ứng với 7,6 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên có 153 mã tăng giá, 139 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.
Gỡ gạc lại điểm trừ vào cuối tuần trước, VCB (Vietcombank) tăng giá lên 3,45% giúp góp 2,709 điểm ảnh hưởng vào thành tích 13,36 điểm tăng thêm của chỉ số VN-Index.
Đứng sau là PLX (Petrolimex, +4,38%), VIC (Vingroup, +2,11%) góp lần lượt 1,851 điểm; 1,788 điểm ảnh hưởng.
Cùng với Vietcombank, các ngân hàng khác cũng có một phiên tăng giá như CTG (Vietinbank, +1,95%); BID (BIDV, +0,18%); VPB (VPBank; +1,91%); MBB (Ngân hàng MB, +2,91%) với tổng điểm cộng ngành ngân hàng lên chỉ số VN-Index là 4,473 điểm ảnh hưởng.
Riêng STB (Sacombank) giảm giá nhẹ 0,97% và EIB (Ngân hàng XNK VN) đứng giá.
Trong khi VIC kéo chỉ số này lên thì VRE (CTCP Vincom Retail, -0,73%) lại đẩy nhẹ chỉ số này xuống cùng với VNM (Vinamilk, -0,67%) khi góp lần lượt -0,286 điểm; -0,765 điểm ảnh hưởng.
TOP 10 tăng, giảm giá, khối lượng giao dịch trên HOSE
Trong top 10 mã tăng/ giảm giá nhiều nhất, chỉ có mình NSC (CTCP Giống cây trồng Trung ương) không tăng kịch trần và cũng chỉ có một mã không chạm sàn là TIE (CTCP TIE).
Đáng chú ý, từ hôm nay, gần 39,6 triệu cổ phiếu SGR được giao dịch trên HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 29.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên UpCOM lên đến 33.500 đồng/cổ phiếu.
Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank) dẫn đầu sàn với 37,46 triệu đơn vị được giao dịch.
Tiếp đến là SCR (CTCP Địa ốc Sài gòn Thương Tín, +6,07%) đạt 9,5 triệu đơn vị; SBT (CTCP Mía đường Thành thành công Tây Ninh; -2,37%), FLC (-1,54%).
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể gồm BCE (CTCP xây dựng và giao thông Bình dương) tăng lên 6,9 lần, NT2 (CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn trạch 2) tiếp tục đứng trong danh sách này khi tăng 6,8 lần; SFG (CTCP Phân bón Miền Nam) tăng 5,2 lần; DPR (CTCP Cao su Đồng Phú) tăng 4,5 lần; SBV (CTCP Siam Brothers VN) tăng 4,3 lần; TDH (CTCP Phát triển nhà Thủ Đức) tăng 4,1%.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Khối ngoại tiếp tục mua mạnh mã E1VFVN30 với 11 triệu đơn vị.
Tiếp đến là VIC, VRE, HSG cũng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư ngoại vào phiên hôm nay. HDB rớt hạng xuống vị trí thứ Sáu với 1,2 triệu đơn vị, cho thấy mã ngân hàng này đã có dấu hiệu giảm nhiệt đối với khối ngoại.
Ngược lại, khối ngoại lại bán mạnh HDB với 2,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn vào phiên giao dịch hôm nay.
Các mã cũng khiến các nhà đầu tư ngoại bán mạnh là VRE, MSN, KBC.
HNX-Index giống kịch bản của VN-Index
Biểu đồ giá của chỉ số HNX-Index và VN-Index dường như có cùng một kịch bản khi đầu phiên sáng chỉ số HNX-Index cũng tạo đáy 119,96 điểm, giảm 0,83% so với lúc mở cửa, sau đó lấy lại điểm đã mất vào gần trưa.
Chỉ số này cũng đạt đỉnh đúng lúc đóng cửa phiên với mức 122,03 điểm, tăng 1,28 điểm (+1,06%). Khối lượng giao dịch đạt 67 triệu đơn vị, giảm tới 52% so với cuối tuần trước, tương ứng với 0,95 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, +5,88%), PVS (CTCP Dịch vụ Dầu khí VN, +3,3%) là 2 cái tên sáng giá nhất trên sàn HNX khi góp lần lượt 0,335 điểm; 0,22 điểm ảnh hưởng vào thành tích 1,28 điểm của chỉ số này hôm nay.
Cả phiên có 9 mã tăng giá kịch trần, 10 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi tăng mạnh tới 24,5 triệu đơn vị, giảm hơn 2 lần so với cuối tuần qua, PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) theo sau với 6 triệu đơn vị, ACB (Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam) đạt 3,37 triệu đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể, DLR (CTCP Địa ốc Đà Lạt) đạt hơn 360 nghìn đơn vị được giao dịch, tăng lên 5,2 lần, tiếp đến là NVB, TEG .
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
SHB dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 684,5 nghìn đơn vị, tiếp đến là PVS với 143,7 nghìn đơn vị.
Ngược lại, khối ngoại bán mạnh nhất mã HUT (CTCP TASCO) với 150 nghìn đơn vị.
Trước diễn biến tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán gần đây, Ủy ban chứng khoán đã có động thái nhằm kiểm soát nguồn vốn vay đổ vào thị trường.
Tăng giá 5,43%, đóng góp 4,364 điểm ảnh hưởng, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã trở thành "người hùng" của VN-Index trong phiên giao dịch ngày 12/1 khi giúp chỉ số này tránh được một phiên giảm điểm (chốt phiên tăng 1,94 điểm).
Chốt phiên, VN-Index đạt 1.049,73 điểm. Công chính thuộc về 18/20 mã có ảnh hưởng nhất khi đều tăng điểm, dẫn đầu là PLX.
Trái ngược với 2 phiên trước đó, VNM (Vinamilk – giá đóng cửa tăng 1,93%) với tỷ trọng ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index đã đóng góp tới 2,181 điểm vào thành tích 4,55 điểm tăng thêm của chỉ số này hôm nay.
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.