Chứng khoán ngày 26/2: VN-Index thử chinh phục lại ngưỡng 1.130 điểm
Một lần nữa, chỉ số VN-Index thử chinh phục lại ngưỡng tâm lý 1.130 điểm, nhưng hôm nay vẫn chưa phải là một ngày đẹp trời.
Cả 2 sàn HOSE và HNX đều chao đảo mạnh, nhiều lần vớt đáy trong phiên giao dịch hôm nay, 27/2.
HOSE - Rung lắc mạnh
Giá mở cửa cũng chính là mức cao nhất mà chỉ số VN-Index đạt được trong phiên giao dịch hôm nay (27/2), ở mức 1.124,03 điểm, tăng 9,5 điểm (+0,85%).
Chưa đầy 1 tiếng sau đó, chỉ số này đã lùi về mốc 1.110 điểm. Tuy nhiên, ngay sau đó, VN-Index quay trở lại bắt đáy khá tốt, và tạm nghỉ trưa ở mức 1.115,2 điểm.
Nguyên nhân của hiện tượng giằng co liên tục của VN-Index đến từ giá các bule-chips đã có sự điều chỉnh sau vài phiên tăng điểm khá tốt trước đó. Thêm nữa, tâm lý chốt lời của nhiều nhà đầu tư khi VN-Index đứng trước ngưỡng kháng cự lớn 1.130 điểm đã tạo ra áp lực bán mạnh.
Trong số các mã có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE, nhóm tăng giá tốt nhất là VJC tăng 3%, VPB tăng 1,7%, MSN tăng 1,3%, MWG tăng 1,3%.
Ngược lại, các mã chứng khoán kéo lùi chỉ số này lại gồm VNM giảm giá 0,2%, VIC giảm 1,3%, PLX giảm 1,1%, HPG giảm 0,6%, ….
Đến phiên chiều, VN-Index còn giảm sâu hơn khi rớt đáy dưới 1.110 điểm, nhưng ngay sau đó lại vớt đáy thành công, đóng cửa ở mức 1.119,61 điểm, tăng 5,08 điểm (+0,46%).
Sau khi cải thiện được thanh khoản trong phiên giao dịch đầu tuần, hôm nay khối lượng giao dịch trở lại gần mức cuối tuần trước, khi giảm 16% so với hôm qua, đạt 197 triệu đơn vị, tương ứng 6,2 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 111 mã tăng giá, 172 mã giảm giá và 54 mã đứng giá. Trong đó có 14 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.
Nỗ lực đẩy VN-Index lên mạnh nhất thuộc về nhóm 4 cổ phiếu gồm CTG tăng giá 4,56%, VCB tăng 1,81%, VJC tăng 3,02%, MWG tăng 4,13%, tương ứng với 5,197 tổng điểm ảnh hưởng.
Ngược lại, kìm hãm đà tăng của VN-Index hôm nay phải kể đến VIC khi giảm giá 1,58%, tương ứng -1,454 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, CTG (Vietinbank, +4,56%) dẫn đầu sàn với 18 triệu đơn vị, tiếp theo là STB (Sacombank, +0,62%) với 12,58 triệu đơn vị. Mã HPG (Tập đoàn Hòa Phát, -0,47%) đạt gần 7,78 triệu đơn vị giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 196,5 tỷ đồng.
Mã HPG dẫn đầu sàn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua vào với hơn 2,57 triệu đơn vị, SBT (CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh) theo sau với gần 4,3 triệu đơn vị được giao dịch.
Ngược lại, mã khối ngoại xả mạnh cũng là HPG với 2,47 triệu đơn vị, tiếp đến là E1VFVN30 với 2 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể, ITD (CTCP Công nghệ Tiên Phong) tăng 24,6 lần, MCG (CTCP Cơ điện và Xây dựng VN) tăng 5,3 lần, BSI (CTCP Chứng khoán BIDV) tăng 4,1 lần, CHP (CTCP Thủy điện miền Trung) tăng 3,1 lần.
HNX - Vớt đáy thành công
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hôm nay cũng là một phiên chao đảo khá mạnh của chỉ số HNX-Index khi liên tục tạo đáy rồi lại vớt đáy. Cả phiên có 2 lần chỉ số này rơi xuống dưới mức tham chiếu.
Đến cuối phiên, chỉ số HNX-Index đạt được mức cao nhất trong ngày tại 127,29 điểm, tăng 1,1 điểm (+0,88%).
Khối lượng giao dịch giảm hơn 22% so với hôm qua, đạt gần 59 triệu đơn vị, tương ứng 0,95 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 93 mã tăng giá, 98 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
ACB tiếp tục có ảnh hưởng nhất sàn đến chỉ số HNX-Index với việc tăng giá 2,43%, tương ứng 0,623 điểm ảnh hưởng. Tiếp đến là PVS khi tăng giá 3,83%, góp 0,222 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB tiếp tục đứng đầu khi đạt 16,6 triệu đơn vị. PVS theo sau với 7 triệu đơn vị, PVX đạt 4,46 triệu đơn vị được giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 11 tỷ đồng trên HNX. Trong đó, SHB dẫn đầu về khối lượng được mua vào với 2,2 triệu đơn vị, cũng là mã bị bán ra nhiều nhất với 1,3 triệu đơn vị.
Trong phiên có 5 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó, gồm SD6, VE9, ACM, BCC, KSD.
Một lần nữa, chỉ số VN-Index thử chinh phục lại ngưỡng tâm lý 1.130 điểm, nhưng hôm nay vẫn chưa phải là một ngày đẹp trời.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí đã giúp VN-Index quay lại ngưỡng 1.100 điểm sau 2 tuần điều chỉnh.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.