Doanh nghiệp
Chuyện chuyển đổi số tại Masan
“Không có bí mật gì trong quá trình chuyển đổi số tại Masan. Tất cả vẫn xoay quanh tư duy “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm”, từ đó tìm kiếm công nghệ phù hợp để mang lại giá trị cho khách hàng.” – ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group chia sẻ.
Không gian rộng lớn, sân khấu hình cung với gam màu tối đặt ở trung tâm, đi cùng với hệ thống âm thanh ánh sáng hoành tráng, ĐHCĐ diễn ra vào tháng 4/2022 của Tập đoàn Masan làm những người đến tham dự có cảm giác đang tham dự một buổi ra mắt sản phẩm của một công ty công nghệ.
Cảm giác đó càng trở nên rõ ràng khi ông Nguyễn An Nguyên – CEO của Trusting Social – đối tác của Masan lên sân khấu thuyết trình. Với trang phục quần bó, áo phông đi kèm vest nhẹ, khán giả có lẽ sẽ không bất ngờ nếu ông Nguyên rút từ trong túi ra một mẫu điện thoại mới. Bởi tất cả kịch bản, sân khấu đều khiến mọi người liên tưởng tới những buổi ra mắt sản phẩm của Apple.
Không phải ngẫu nhiên có sự trùng hợp này. Trên thực tế, điểm nhấn xuyên suốt năm 2022 của Masan Group chính là công nghệ. Đại dịch Covid-19 đã vô tình trở thành đòn bẩy thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Để gia tăng yếu tố cạnh tranh, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đang dồn sức vào cuộc đua công nghệ.
Là doanh nghiệp đầu ngành tiêu dùng bán lẻ hiện đại với hệ thống quy mô nhất, Masan đã đẩy mạnh hành trình chuyển đổi số đưa doanh nghiệp mình trở thành Tập đoàn tiêu dùng - công nghệ từ năm 2021 và bứt phá trong năm 2022.
Công nghệ đáp ứng nhu cầu khách hàng
“Không có bí mật gì trong quá trình chuyển đổi số tại Masan. Tất cả vẫn xoay quanh việc tìm kiếm công nghệ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, ông Danny Le, CEO của Masan Group chia sẻ.
Xuất phát điểm là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, sau 26 năm, Masan Group đã trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ duy nhất tại Việt Nam có khả năng đáp ứng 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt, từ nhu yếu phẩm, F&B, dịch vụ tài chính, viễn thông, chăm sóc sức khỏe…
Đến khi đầu tư vào công nghệ, Masan Group không muốn bị kéo theo những mỹ từ phức tạp mà tập trung vào bài toán mình cần giải trước khi xác định nên chọn công nghệ nào cần sử dụng.
Theo đó, Tập đoàn này nhìn nhận nền tảng tiêu dùng bán lẻ là nơi Masan có thể tận dụng những công nghệ tốt nhất để giải quyết các nhu cầu lớn chưa được đáp ứng và mang lại lợi ích vượt trội cho người tiêu dùng, với chi phí hiệu quả thông qua hệ sinh thái Point of Life (POL).
Đơn cử như bước đầu ứng dụng đã giúp Masan nhận thấy nhiều người không thích các chương trình khuyến mãi đại trà. Điều này thúc đẩy hệ thống bán lẻ của Masan nỗ lực hướng đến việc tìm cách mang đến cho mỗi người tiêu dùng một ưu đãi riêng, được cá nhân hóa dựa trên lịch sử mua hàng của họ.
Tháng 9/2022, Masan đã đưa vào hoạt động chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích WIN tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và ra mắt chương trình Hội viên WIN. WIN phục vụ các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người Việt như: nhu yếu phẩm (WinMart+), dịch vụ tài chính (Techcombank), chăm sóc sức khỏe (Dr.Win), chuỗi F&B (Phúc Long), dịch vụ viễn thông (WINTel).
Với thông điệp "Trọn vẹn điều bạn cần", loạt cửa hàng WIN thuộc hệ sinh thái WINLife chính là bước đột phá tiếp theo nhằm ứng dụng công nghệ vào nâng tầm trải nghiệm mua sắm tiêu dùng. Khách hàng đến cửa hàng WIN có thể xác thực eKYC đơn giản và nhanh chóng để mở tài khoản ngân hàng Techcombank.
Khi sử dụng giải pháp thanh toán TPay của Techcombank (không dùng tiền mặt và không cần dùng thẻ) để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ tại WIN, khách hàng được nhận thêm khuyến mãi 2% trên mỗi hóa đơn mua sắm.
Trải nghiệm khách hàng tối ưu của chương trình hội viên đã khuyến khích người dùng mua sắm nhiều hơn. Theo thống kê nội bộ của Masan, trung bình, các hội viên WIN chi tiêu nhiều hơn 2,3 lần so với các khách hàng chưa đăng ký thành viên và đóng góp gần 60% doanh thu của các cửa hàng WIN. Tính đến cuối năm 2022, đã có hơn 100 cửa hàng WIN đi vào hoạt động. Sau thành công tại chuỗi cửa hàng WIN, chương trình Hội viên WIN đã chính thức được triểu khai tại hơn 3.400 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ toàn quốc từ ngày 6/1/2023 và thu hút hơn 1.000.000 người tham gia.
Thực tế, trước đó, Masan đã thực hiện những bước đi mạnh mẽ để chuyển đổi tập đoàn này trở thành nền tảng tiêu dùng – công nghệ. Năm 2021, Masan đã bắt tay hợp tác với “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và quỹ đầu tư Baring Private Equity (BPEA). Trong khuôn khổ của thỏa thuận này, WinCommerce - đơn vị vận hành chuỗi bán lẻ WinMart, WinMart+ của Masan thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với Lazada - nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba.
Đến tháng 4/2022, Masan tiếp tục đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một công ty fintech cung cấp giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML) giúp ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp các sản phẩm tài chính cho người tiêu dùng trên quy mô lớn.
Nói về việc ứng dụng công nghệ AI và ML vào nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ của Tập đoàn, ông Danny Le cho rằng công nghệ “Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng dịch vụ, các công nghệ này còn đảm bảo các sản phẩm dịch vụ ra mắt có tỉ lệ thành công cao hơn, đồng thời mang đến trải nghiệm riêng cho mỗi người tiêu dùng”.
Công nghệ đầu tiên được hé lộ tại ĐHCĐ tập đoàn Masan là “tấm bản đồ sức mua”. Theo đó, trên hệ thống dữ liệu lớn và AI đã chia mặt phẳng bản đồ Việt Nam thành những ô vuông có diện tích 100m x 100m. Sau đó, hệ thống tính toán mức thu nhập, sức mua, thiết kế hàng hóa phù hợp với từng khu vực rất nhỏ, từng ô vuông. Và có khoảng 33 triệu ô như vậy với hàng chục tiêu chí dữ liệu được cập nhật, phân tích để giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định về vị trí điểm bán, danh mục sản phẩm phù hợp và cả lượng cung hàng hóa cần chuẩn bị cho mỗi cửa hàng.
Những công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho Masan, mà còn hướng đến các đối tác trong chuỗi cung ứng của tập đoàn. Với hơn 300.000 đối tác thương mại truyền thống, Masan muốn mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho họ. Sứ mệnh phục vụ gần 100 triệu người tiêu dùng sẽ không khả thi nếu chỉ phục vụ bằng nền tảng của riêng Masan. Cách tốt nhất để tiếp cận 100 triệu người tiêu dùng chính là mang đến cho đối tác thương mại truyền thống các giải pháp công nghệ và Masan đang triển khai thực hiện.
Keep Going – Cứ đi sẽ tới
Ước tính, với chiến lược này, chuỗi phân phối của Masan sẽ được mở rộng hiệu quả hơn. Tập đoàn đặt mục tiêu tích hợp 30.000 cửa hàng offline vào hệ thống logistics đầu cuối, tạo nên một nền tảng logistics có độ phủ rộng trên toàn quốc, giúp giảm chi phí để tiếp cận người tiêu dùng.
Tập đoàn có thể tối ưu hóa 10% chi phí hoạt động, người tiêu dùng mua sắm sản phẩm thiết yếu thường ngày với giá rẻ hơn từ 5-10% so với hiện tại.
Tầm nhìn 2025, Masan dự kiến tiết kiệm 15% chi phí của chuỗi giá trị từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ đến người tiêu dùng. Hướng đến việc phục vụ 30 - 50% người tiêu dùng Việt Nam, với giá trị vòng đời đạt đến 30 - 50 tỉ USD.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong các hoạt động chủ đạo mà Masan Group đang tập trung thực hiện, một điểm nhấn quan trọng là tạo nên một nền tảng nhân sự mới để liên tục hướng dẫn, đào tạo, tương tác và trao quyền cho nhân viên.
Lãnh đạo Masan Group chia sẻ để thành công, điều quan trọng là cần xây dựng một đội ngũ vững mạnh, không nhất thiết phải là những chuyên gia công nghệ giỏi nhất, mà là những người hiểu rõ về công nghệ để đưa ra giải pháp, đồng thời có tư duy “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” phù hợp với chiến lược chung của Masan để mang lại giá trị cho người tiêu dùng.
Năm đầu tiên đặt chân sang một mục tiêu mới tham vọng và dài hạn, chắc chắn vẫn còn nhiều điều Masan phải làm. Những bất ổn kinh tế, địa chính trị, nỗi lo lạm phát hay suy thoái đang khiến nhu cầu tiêu dùng phần nào giảm sút. Là doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ, Masan khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Mặc dù vậy, cũng như thông điệp mà tập đoàn đã theo đuổi nhiều năm liền, cứ “Keep going – tiếp tục đi tới”, đích đến sẽ ở trước mặt. Đây cũng là nền tảng giúp Masan vượt lên mọi khó khăn, thức thách trở thành niềm tự hào Việt Nam.
Đằng sau ý nghĩa cổ vũ kinh doanh, “Keep going” còn định hình một Masan không phải với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh tỷ USD và tranh thủ mọi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, mà để theo đuổi lý tưởng trở thành niềm tự hào Việt Nam bằng cách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người Việt.
"Thực tế, khi bạn có mục tiêu thực sự ý nghĩa, khi bạn có con đường chông gai nhưng bạn thêm tự tin, thêm thị trường, bạn không có giây phút hoài nghi thì việc tiếp tục để công việc bạn làm có thêm thành công, còn ý nghĩa mãi mãi, thì bạn còn cần tiếp tục trên con đường đó. Và vì thế bạn chỉ cần làm một việc: Keep Going... Nhưng trước khi tiếp tục, cần chắc chắn con đường đó ý nghĩa, giá trị lớn với công ty và đóng góp cho xã hội. Sự tiếp tục sẽ dần dần giúp mọi người hiểu lựa chọn của bạn", Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group từng chia sẻ.
Triết lý kinh doanh xuyên suốt giúp Masan Group đạt được mức tăng trưởng thần kỳ trong nhiều năm liền. Công ty duy trì đà tăng trưởng liên tục trong 1 thập kỷ trở lại đây, giữ vị thế tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Tập đoàn hiện chiếm 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại tại Việt Nam và có nền tảng vững chắc để mở rộng trong tương lai. Các mũi nhọn như WinCommerce, Masan Consumer, Masan MEATLife, hay chuỗi trà sữa Phúc Long đều cho thấy tiềm năng mở rộng mạnh mẽ.
Masan nhận giải ngân thành công 600 triệu USD vốn quốc tế
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.