Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Nền kinh tế số đang được định hình và phát triển do tác động của đại dịch Covid-19, có thể sẽ nắm lắm cơ hội được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thông qua Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU.
Tại tọa đàm Chuyển đổi số - Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh hiện tại do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cùng Trung tâm Xúc tiền thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp tổ chức, ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc ITPC cho biết, quá trình chuyển đổi số đang được diễn ra mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), với cơ sở hạ tầng viễn thông khá tốt, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức cao trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, quy mô nền kinh tế số của Việt Nam năm 2018 rơi vào khoảng 9,1 tỷ USD, tăng gấp khoảng 3 lần so với 3 tỷ USD vào năm 2015, đứng thứ 6 trong khu vực.
Dự kiến, đến năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam có giá trị khoảng 33 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng khu vực ASEAN, đồng thời đứng thứ 3 về quy mô và thứ 2 về tốc độ phát triển của kinh tế số, chỉ sau Indonesia.
Vừa qua, Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ đóng góp 20% vào GDP, tiến tới 30% vào năm 2030.
Thương mại điện tử là lĩnh vực số hóa phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực như quảng cáo, thanh toán, du lịch, giáo dục và logistics cũng đang được doanh nghiệp ngày càng quan tâm.
Đáng chú ý, bên cạnh hoạt động bán lẻ, tiêu dùng trong nước, các sàn thương mại điện tử cũng đang được chú trọng đẩy mạnh phát triển như một kênh giao dịch theo mô hình B2B (doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp) và hoạt động xuất nhập khẩu, với sự tham gia của các ông lớn toàn cầu như Amazon hay Alibaba.
Từ những số liệu trên, ông Lữ cho rằng kinh tế số rất có tiềm năng phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được cơ hội tiếp cận thị trường khó tính bậc nhất thế giới này thông qua kênh thương mại điện tử.
Kết nối hiệu quả với thị trường EU thông qua chuyển đổi số
Ông Lữ cho biết, tiềm năng và dư địa của thị trường EU là rất lớn để doanh nghiệp Việt xâm nhập và khai thác thông qua quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chiến lược chuyển đổi số cần được xem xét như là một kế hoạch “dài hơi”, không thể hấp tấp, nóng vội mà cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau.
Đầu tiên, chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường, bao gồm các thông tin cơ bản về quy mô thị trường mục tiêu, thị hiếu, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, tiềm năng lợi nhuận, đối thủ cạnh tranh… qua đó xác định được phương án phù hợp nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiết kiệm chi phí.
Thứ hai, chủ động năng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, cơ hội thị trường chỉ mở ra cho những hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao và có năng lực cạnh tranh tốt. Sản phẩm chưa đạt về chất lượng, không có đủ sức cạnh tranh thì tiếp cận vào thị trường mới cũng chẳng thể chiếm được thị phần.
Thứ ba, xây dựng quảng bá thương hiệu, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng. Trong thời đại mới, vấn đề về thương hiệu cũng như các khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên quan trọng trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển.
Thứ tư, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình an toàn sản phẩm. EU là một trong những thị trường khắt khe bậc nhất trên thế giới, với hệ thống quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tuân thủ tuyệt đối nếu muốn tham gia thị trường.
Thứ năm, chú trọng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ. Cùng với hàng rào kỹ thuật, các quy định về trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ cũng được đặt lên hàng đầu ở EU. Theo đó, hàng hóa xuất sang EU cần phải đảm bảo các tiêu chí như không sử dụng lao động bị cấm trong thương mại, không bóc lột sức lao động, không xả thải phá hoại môi trường, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI, các tiêu chuẩn kể trên thực chất không phải là mới được đặt ra trong khuôn khổ EVFTA, mà chỉ thông qua EVFTA để trở nên minh bạch và rõ ràng hơn, tạo ra khung đối chiếu cho doanh nghiệp xem xét kiện toàn dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh nhằm xây dựng hệ thống thông tin sản phẩm minh bạch hóa, đáng tin cậy, dễ dàng tra soát, đồng thời qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và xã hội.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.