Doanh nghiệp
CII lỗ đột biến
CII cho biết do tình hình Covid-19, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng đến lưu lượng xe lưu thông, làm giảm doanh thu thu phí các dự án cầu đường. Các dự án xây dựng cũng tạm ngừng hoạt động khiến doanh thu bất động sản... cũng giảm. Ngoài ra, đại dịch cũng khiến tiến độ thu tiền, trả nợ gặp khó khăn, chi phí lãi vay theo đó tăng mạnh so với cùng kỳ.
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với khoản lỗ đột biến. Chỉ trong vòng ba tháng cuối năm, CII báo lỗ ròng hơn 370 tỷ đồng.
Khoản lỗ chủ yếu do sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh chính, trong khi chi phí lãi vay giữ ở mức cao. Doanh thu thuần quý IV giảm 73% xuống 644 tỷ đồng, còn chi phí tài chính tăng tới 45% lên 481 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của công ty này giảm 47% xuống 2.868 tỷ đồng. Công ty báo lỗ ròng hơn 240 tỷ đồng, lần đầu tiên từ khi niêm yết.
Theo giải trình, do tình hình Covid-19, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng đến lưu lượng xe lưu thông, làm giảm doanh thu thu phí các dự án cầu đường. Các dự án xây dựng cũng tạm ngừng hoạt động khiến doanh thu bất động sản... cũng giảm. Ngoài ra, đại dịch cũng khiến tiến độ thu tiền, trả nợ gặp khó khăn, chi phí lãi vay theo đó tăng mạnh so với cùng kỳ.
Tất cả trạm BOT do CII quản lý phải dừng thu, hoạt động kinh doanh bất động sản bị tê liệt hoàn toàn từ đền bù, xây dựng, đến kinh doanh trong thời gian giãn cách. Trong khi đó, công ty vẫn phải ghi nhận các chi phí phát sinh, chủ yếu là chi phí lãi vay và phân bổ lợi thế thương mại.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo CII, kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính chưa thể hiện đầy đủ các khoản lợi nhuận mà CII đã thu thực tế trong năm.
Cụ thể, CII đã thoái 25,4 triệu cổ phiếu NBB, thu về số tiền hơn 1.000 tỷ đồng và ghi nhận lợi nhuận khoảng 595 tỷ đồng trên báo cáo tài chính riêng. Tuy nhiên, do NBB vẫn là công ty con nên khoản lợi nhuận này được ghi nhận vào lợi nhuận chưa phân phối mà không được hạch toán vào lợi nhuận hợp nhất.
Tổng tài sản của CII tại thời điểm cuối năm 2021 đạt gần 31 nghìn tỉ đồng. Trong đó, hàng tồn kho tăng 44%, lên hơn 4,5 nghìn tỉ đồng, chủ yếu là các bất động sản dở dang chiếm gần 3,8 nghìn tỉ đồng. Công ty có tỷ trọng nợ lớn khi nợ phải trả lên tới hơn 22,5 nghìn tỉ đồng, nợ vay ngắn hạn và dài hạn đạt 17 nghìn tỉ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, CII là một trong những cổ phiếu được chú ý trong nhịp tăng của "sóng" bất động sản vào cuối năm. Mã này tăng vọt sau phiên đấu giá đất kỷ lục tại Thủ Thiêm, nhờ sở hữu một số dự án tại khu vực này.
Trên báo cáo tài chính, đến cuối năm 2021, CII đang ghi nhận hơn 300 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang với dự án xây dựng hạ tầng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ngoài ra, CII cũng ghi nhận hơn 125 tỷ đồng chi phí xây dựng các dự án bất động sản được khai thác từ hợp đồng BT trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Doanh nghiệp vận hành đường cao tốc điêu đứng vì giãn cách
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.