Tài chính
Cổ đông lớn Danh Khôi cắt lỗ, thế chấp 22% vốn cho Tokyu Corporation
Các cổ đông lớn của Danh Khôi gần đây liên tục bán ra cổ phiếu NRC ở vùng giá 5.000 – 7.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn đáng kể so với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu đã bỏ ra vào năm 2021.
Tập Đoàn Danh Khôi công bố kết quả kinh doanh quý 3 không phát sinh hoạt động đầu tư và bán hàng nào. Công ty chỉ ghi nhận doanh thu thuần hơn 1 tỷ đồng, thấp nhất trong 6 năm công bố số liệu tài chính của công ty.
Doanh thu không đáng kể khiên doanh nghiệp lỗ hơn 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi thuần gần 83 tỷ đồng. Tình trạng không có doanh thu của Danh Khôi diễn ra từ đầu năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, công ty chỉ đạt 3 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ ròng gần 18 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp trên 2.000 tỷ đồng, trong đó, các khoản phải thu ngắn và dài hạn chiếm 83% tổng giá trị tài sản, tương đương 1.625 tỷ đồng. Tổng dư nợ vay tính đến cuối kỳ là hơn 400 tỷ đồng.
Với tình hình kinh doanh khó khăn của công ty, thời gian qua một loạt cổ đông lớn của Danh Khôi đã thoái vốn.
Cụ thể, từ cuối quý 3, bà Đào Thị Bạch Phượng – một cổ đông lớn nắm đã liên tục bán ra gần 9 triệu cổ phiếu NRC của Danh Khôi, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 13,56% xuống còn 4,03% (3,72 triệu cổ phiếu).
Một cổ đông lớn khác là bà Hà Thị Kim Thanh cũng bán ra hơn 1,82 triệu cổ phiếu NRC. Sau khi kết thúc giao dịch, bà Kim Thanh đã giảm sở hữu tại Danh Khôi từ 18,42% xuống tỷ lệ 16,45% (15,2 triệu cổ phiếu).
Gần đây nhất, Công ty Đầu tư Pixi (tên cũ là Công ty Đầu tư Bất động sản Danh Khôi Sài Gòn) công bố bán ra gần 2,3 triệu cổ phiếu NRC, giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,3% xuống còn 4,91% (4,5 triệu cổ phiếu) và không còn là cổ đông lớn của Danh Khôi.
Bà Hà Thị Kim Thanh, Đào Thị Bạch Phượng và Công ty Đầu tư Pixi xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của Danh Khôi khi mua cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ vào tháng 3/2021.
Động thái liên tục bán ra của các cổ đông lớn diễn ra khi giá cổ phiếu NRC chỉ quanh mức 5.000 – 7.000 đồng/cổ phiếu. So với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu đã bỏ ra vào năm 2021, tất cả các cổ đông đều phải cắt lỗ.
Không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp và phải cắt lỗ cổ phiếu dưới giá đầu tư, song các cổ đông kể trên đều có mối quan hệ mật thiết với Danh Khôi.
Trước khi mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của NRC, bà Hà Thị Kim Thanh và bà Đào Thị Bạch Phượng nhiều lần thế chấp cổ phần của các công ty có nhiều mối quan hệ với Danh Khôi làm tài sản đảm bảo tại một ngân hàng.
Cụ thể, tháng 12/2020, ông Nguyễn Đình Dũng và bà Hà Thị Kim Thanh sử dụng 24,2 triệu cổ phần, tương ứng 96,9% vốn của Công ty Bất động sản LDK làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 1.200 tỷ đồng tại một ngân hàng.
Ngày 9/4/2021, ông Dũng và bà Thanh tiếp tục dùng 60,63 triệu cổ phần (97% vốn) của Công ty TNHH Bất động sản IDK làm tài sản bảo đảm.
Tiếp tục đến ngày 13/4/2021, hai cá nhân này sử dụng vốn của Công ty Bất động sản ADK và tài sản khác bảo đảm cho khoản vay 256,8 tỷ đồng. Các khoản vay đều nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân.
Nữ cổ đông còn lại cũng có động thái tương tự, cùng thời điểm với bà Thanh. Cũng là ngày 9/4/2021, bà Đào Thị Bạch Phượng và ông Nguyễn Đình Trí sử dụng 98% vốn của Công ty Đầu tư Bất động sản NTR (63,7 triệu cổ phần) làm tài sản bảo đảm.
Tới ngày 13/4/2021, bà Phượng và ông Trí dùng 51,41 triệu cổ phần, tương ứng 97% vốn của Công ty TNHH Bất động sản EDK làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 256,8 tỷ đồng.
Các pháp nhân LDK, IDK, ADK, EDK hay NTR đều có nhiều mối quan hệ với Danh Khôi. Báo cáo tài chính của Danh Khôi cho thấy công ty vẫn ghi nhận các khoản phải thu tại các công ty này. Công ty Đầu tư Bất động sản NTR còn là môi giới độc quyền tại dự án Chung cư cao tầng Nhơn Hội phân khu 4.
Đến nay, sau khi đã bán bớt cổ phiếu NRC, số cổ phiếu còn lại mà 3 cổ đông trên nắm giữ đều đang được thế chấp làm tài sản đảm bảo cho một tổ chức nước ngoài.
Cụ thể, bà Đào Thị Bạch Phượng hiện thế chấp hơn 3,7 triệu cổ phần của Danh Khôi cho Tokyu Corporation. Tương tự, bà Hà Thị Kim Thanh đang thế chấp hơn 12,8 triệu cổ phần và Công ty Đầu tư Pixi đang thế chấp 4,3 triệu cổ phần cho tổ thức này.
Như vậy, Tokyu Corporation đang nhận đảm bảo cho hơn 20,8 triệu cổ phần Danh Khôi, tương ứng gần 22% cổ phần của doanh nghiệp.
Tokyu Corporation là một trong những tập đoàn phát triển đô thị lớn nhất Nhật Bản, từng hợp tác với một số tập đoàn lớn tại Việt Nam như Becamex IDC. Năm 2022, Danh Khôi đã ký kết hợp tác chiến lược với Tokyu Corporation để nghiên cứu và phát triển dự án The Meraki (Vũng Tàu).
Đây là dự án căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp gồm một tòa tháp cao 29 tầng, cung cấp cho thị trường bất động sản Vũng Tàu khoảng 525 căn hộ, tọa lạc ngay tại đường D5, Phường 10, Thành phố Vũng Tàu. Dự án thuộc tổ hợp resort Aria Vũng Tàu nằm trong phân khu Chí Linh. Hai bên thành lập Công ty Danh Khôi TK, trong đó Danh Khôi nắm giữ 51% vốn còn Tokyu chiếm tỷ lệ 49%.
Danh Khôi sắp tái khởi động dự án Astral City
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.