Tiêu điểm
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt trong xu hướng giảm carbon
Năng lượng tái tạo, thép xanh, giao thông vận tải, tài chính là những lĩnh vực mà khối tư nhân Việt Nam có thể tiếp cận được các nguồn giá trị to lớn trong xu thế giảm phát thải carbon chung, theo McKinsey.
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp tư nhân
Tổ chức nghiên cứu, tư vấn McKinsey đánh giá đạt phát thải carbon ròng bằng 0 đem lại cơ hội lớn trong ngắn và dài hạn cho cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Khối nhà nước và tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa những tiềm năng này, cũng như những cơ hội khác có được nếu chuyển đổi thành công.
Cụ thể, khối tư nhân có thể tiếp cận được các nguồn giá trị to lớn, bằng cách đầu tư mạnh tay vào các xu thế lớn về giảm phát thải carbon, bao gồm năng lượng tái tạo, thép xanh, giao thông vận tải, hay tài chính.
Về năng lượng tái tạo, Ban tư vấn Phát triển bền vững của McKinsey trong phân tích về lộ trình phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản Việt Nam có thể tận dụng chuyên môn về phát triển dự án hạ tầng lớn trong nước, để phát triển các dự án năng lượng tái tạo.
Chẳng hạn như Fecon, một công ty xây dựng trong nước, đã hợp tác với Corio, công ty danh mục điện gió ngoài khơi của Macquarie GIG, để phát triển các dự án này.
Theo McKinsey, các công ty dầu khí trong nước nên chuyển sang phát triển năng lượng tái tạo như nhiều công ty nước ngoài đã làm, như Equinor gần đây đã hợp tác với PetroVietnam để phát triển các dự án điện từ nguồn năng lượng tái tạo.
Trong tương lai, một nền móng vững chắc cho năng lượng tái tạo có thể giúp Việt Nam khẳng định vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế hydro xanh đang phát triển, để trở thành một nước xuất khẩu ròng điện xanh.
Tài trợ vốn cho các dự án chuyển đổi năng lượng sẽ là thị trường trị giá 1,5 tỷ USD cho các ngân hàng trong nước.
Ban tư vấn Phát triển bền vững của McKinsey
Tuy vậy, ban tư vấn cũng lưu ý rằng nỗ lực này rất nhạy cảm về mặt thời gian, bởi các đơn vị phát triển đã bắt đầu ráo riết chạy đua cho những vị trí đắc địa nhất.
Về thép xanh, nhiều ngành công nghiệp hiện đang có nhu cầu thương mại lớn về thép xanh, và trên thực tế, nhiều nhà sản xuất thép đầu ngành đã xây dựng các nhà máy sản xuất thép xanh.
Với việc chuyển dịch này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bị phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất phát thải cao, do thị trường thép bẩn sẽ dần bị xóa bỏ theo quy định cũng như nhu cầu giảm dần.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam có thể tiếp bước những người đi tiên phong – từ các doanh nghiệp lớn như VinFast cho đến những công ty khởi nghiệp nhỏ như Dat Bike, để tham gia chuỗi giá trị xe điện, từ sản xuất pin cho đến hạ tầng sạc điện.
Về tài chính, McKinsey đánh giá tài trợ vốn cho các dự án chuyển đổi năng lượng sẽ là thị trường trị giá 1,5 tỷ USD cho các ngân hàng trong nước, có thể khai thác bằng cách phát hành các sản phẩm tài trợ chuyển đổi. Cách dễ tiếp cận vốn nhất là từ các ngân hàng có chuyên môn về thị trường trong nước.
Vai trò của chính sách
Về phía nhà nước, chính phủ có thể xem xét việc áp dụng cơ chế quản trị, chính sách hỗ trợ, và tài trợ vốn, để đẩy nhanh khả năng đáp ứng nhu cầu của các công nghệ thân thiện với môi trường trong các ngành chủ chốt.
Chẳng hạn, Chính phủ có thể bảo đảm triển khai nhanh chóng các dự án đã có quy hoạch, hoạch định chính sách rõ ràng cho điện gió ngoài khơi, nhằm bảo đảm khả năng vay vốn ngân hàng, cũng như quy định về phân bổ sử dụng đất.
Với tham vọng điện gió ngoài khơi đến năm 2030 của Quy hoạch điện VIII và thời gian xây dựng từ 6 – 8 năm, McKinsey nhấn mạnh Việt Nam cần bắt tay vào việc ngay từ bây giờ, và điều đầu tiên cần làm là sự hỗ trợ và chỉ đạo của chính sách. Đơn cử, chính phủ có thể ban hành quy định cho các đối tượng tham gia thị trường trái phiếu xanh.
Từ góc độ huy động vốn, việc áp dụng thuế carbon đang được thảo luận hiện nay có thể giúp Việt Nam giảm phát thải và tăng nguồn thu, qua đó tài trợ cho các mục tiêu về khí hậu.
Thuế carbon cũng có thể giúp kích thích các ngành công nghiệp phát thải carbon thấp, thúc đẩy gia tăng giá trị, đồng thời, hạn chế các ngành công nghiệp lạc hậu phát thải cacbon cao. Nỗ lực này sẽ là bàn đạp để Việt Nam có thể triển khai một hệ thống trao đổi phát thải, ban tư vấn của McKinsey nhận định.
Cụ thể hơn, Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu có thể hỗ trợ về mặt kinh phí và chính sách cho các ngành và công nghệ cần một cú hích khởi đầu để tạo dựng được tiền đề tại Việt Nam.
Ngoài ra, có thể thành lập một quỹ công nghệ xanh để đầu tư, mang những công nghệ liên quan đến khí hậu về Việt Nam, vừa đem lại kết quả tích cực mà cũng giúp giảm phát thải.
Bằng cách hỗ trợ các công nghệ thân thiện với khí hậu, Việt Nam sẽ có thể giúp các ngành công nghiệp tiếp cận với các nguồn giá trị mới từ 9 – 12 nghìn tỷ USD đến năm 2030, góp phần tăng trưởng GDP.
ESG – Đã đến lúc tư nhân phải biến ý định thành hành động
20 dự án năng lượng tái tạo được chốt giá tạm
Con số này hiện chưa đầy 1/4 số dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đang chờ thống nhất giá.
Thủ tướng chỉ đạo nóng về điện năng lượng tái tạo
Giải quyết dứt điểm kiến nghị của chủ đầu tư dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, khẩn trương hoàn thành việc xác định giá mua điện đối với các dự án điện tái tạo chuyển tiếp… là một số nội dung trọng tâm được Thủ tướng vừa giao các bộ ngành, địa phương.
Bộ Công thương thúc các tỉnh báo cáo về năng lượng tái tạo
Để phục vụ báo cáo Thủ tướng, Bộ Công thương vừa yêu cầu một số địa phương rà soát, cung cấp đủ thông tin về các dự án năng lượng tái tạo trước 17/4.
EuroCham: Giá điện năng lượng tái tạo hiện chưa hợp lý
Theo tính toán các mức lãi suất trên thị trường, EuroCham cho rằng việc lấy giá trị thấp nhất làm giá trần cho điện năng lượng tái tạo là không hợp lý, gây ra sự tiêu cực cho các dự án, và tạo ra thách thức chung cho Việt Nam.
Hàng trăm lần giải bài toán tăng thu giảm chi của CEO Base.vn
Tăng thu giảm chi theo CEO Base.vn không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn là cách doanh nghiệp xây dựng nền tảng quản trị bền vững cho tương lai.
Lãi suất huy động tăng mạnh
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Sun Urban City Hà Nam: Món quà giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.