Thủ tướng chỉ đạo nóng về điện năng lượng tái tạo

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 03/05/2023 - 08:21

Giải quyết dứt điểm kiến nghị của chủ đầu tư dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, khẩn trương hoàn thành việc xác định giá mua điện đối với các dự án điện tái tạo chuyển tiếp… là một số nội dung trọng tâm được Thủ tướng vừa giao các bộ ngành, địa phương.

Giá điện chuyển tiếp, an toàn công trình điện gió, đền bù đất đai phục vụ đầu tư điện gió... là những vấn đề 'nóng' hiện tại (Ảnh: trungnamgroup.com.vn)

Liên quan tới điện năng lượng tái tạo, Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp Bộ Tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, đánh giá về tác động của cánh quạt tuabin điện gió và tiếng ồn của tuabin gió để sửa đổi, bổ sung quy định về khoảng cách an toàn của cột tháp gió nhằm giảm thiểu tác động đến đời sống, sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn đối với công trình điện gió.

Về Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam nói riêng và các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp nói chung, Bộ Công thương có nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo EVN giải quyết dứt điểm kiến nghị có cơ sở của Công ty Trung Nam Thuận Nam, khẩn trương đưa vào khai thác phần công suất 172MW của nhà máy điện mặt trời tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, bảo đảm đúng quy định pháp luật, thực hiện đúng cam kết hợp đồng mua bán điện giữa các bên.

Từ cuối năm 2021, vấn đề mua hay không mua phần công suất chưa có giá của ĐMT Trung Nam – Thuận Nam đã xuất hiện và liên tục nóng tới nay. Đây là dự án đầu tư có điều kiện được tỉnh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Nhà đầu tư đã xây dựng trạm biến áp 500 KV – đường dây 500KV Thuận Nam - Vĩnh Tân với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng, nhằm giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực và sẽ bù đắp bằng doanh thu bán điện từ khai thác toàn bộ công suất dự án (450MW). Tuy nhiên, dự án đã bị cắt giảm 172MW công suất trong 1 thời gian dài. Khoảng 2 năm nay, phần 40% công suất bị cắt giảm đó cũng chỉ mới được ghi nhận lên hệ thống, chứ hoàn toàn chưa được thanh toán do những vướng mắc về việc chưa có giá điện mới.
UBND tỉnh Ninh Thuận, chủ đầu tư cũng  kiến nghị Bộ Công thương và EVN tiếp tục huy động 172MW (chưa có giá bán điện) từ nhà máy ĐMT Trung Nam – Thuận Nam của Trungnam Group.

Đồng thời, Bộ Công thương hướng dẫn, chỉ đạo EVN khẩn trương hoàn thành việc xác định giá mua điện đối với nhà máy điện trời, điện gió chuyển tiếp nói chung và ĐMT Trung Nam Thuận Nam nói riêng theo quy định và hướng dẫn của Bộ Công thương, làm cơ sở cho việc huy động, khai thác nguồn năng lượng tái tạo đã được sản xuất.

Về phía địa phương, tỉnh Ninh Thuận phối hợp EVN và chủ đầu tư ĐMT Trung Nam Thuận Nam hoàn thiện hồ sơ dự án phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định 06/2021 của Chính phủ; xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng đối với Công ty TNHH Trung Nam Thuận Nam (do có hành vi xây dựng công trình khi chưa được cấp thẩm quyền giao đất để thực hiện dự án nhà máy ĐMT).

Ngoài ra, Bộ Công thương được giao chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan xem xét, nghiên cứu ban hành quy định làm cơ sở pháp lý để EVN tiếp nhận, quản lý và vận hành trạm biến áp 500kV Thuận Nam và hạ tầng truyền tải 500kV, 220kV Thuận Nam do Công ty Trung Nam Thuận Nam đầu tư, xây dựng bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Đáng chú ý, các chỉ đạo của Thủ tướng cho thấy vấn đề đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng đang trở nên ‘nóng’ trong hoạt động quản lý đầu tư, phát triển, vận hành các dự án điện gió.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và môi trường nghiên cứu, bổ sung trường hợp bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có quy định hành lang bảo vệ an toàn (ngoài các công trình công cộng, quốc phòng, an ninh đã được quy định trong Luật Đất đai hiện hành).

Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Luật, giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu, trình Chính phủ có hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ đối với đất, tài sản trên đất nằm trong khu vực hành lang an toàn cột tháp gió của nhà máy điện gió.

UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương: tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, tránh bức xúc, không có hành vi ngăn cản hoạt động dự án điện gió; phối hợp chặt chẽ với chủ dự án đường dây 220kV đấu nối 2 dự án nhà máy điện gió Ia Pết - Đak Đoa 1 và Ia Pết - Đak Đoa 2 về Trạm biến áp 500kV Pleiku 3 để có phương án bồi thường, hỗ trợ phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư theo quy định pháp luật.

Nằm trên địa bàn huyện huyện Đak Đoa và TP. Pleiku, điện gió Ia Pết - Đak Đoa 1 và Ia Pết - Đak Đoa 2 là 2 dự án điện gió đầu tiên đi vào hoạt động tại Gia Lai, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng gió ở địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo mà tỉnh khuyến khích đầu tư.

Với tổng công suất khoảng 200MW (mỗi nhà máy 100MW), 44 trụ tuabin gió, 2 dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.600 tỷ đồng, lần lượt do Công ty CP Phong điện Ia Pết Đak Đoa Số Một; Công ty CP Phong điện Ia Pết Đak Đoa Số Hai làm chủ đầu tư.
Thực tế, 2 pháp nhân đều thuộc Công ty CP Công nghệ tài nguyên năng lượng (do bà Dương Quỳnh Hoa làm giám đốc kiêm đại diện, vốn điều lệ thời điểm đề xuất đầu tư dự án là 1.625 tỷ đồng).

Tại cuộc tiếp xúc hồi tháng 10/2022 của Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai với cử tri các huyện Chư Pưh và Chư Sê trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, ghi nhận nhiều bức xúc, kiến nghị từ địa phương.

Điển hình, theo Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng-an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Tuy nhiên, đến nay, Bộ Công thương chưa có hướng dẫn quy định mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể đối với tài sản nằm trong hành lang an toàn cột tháp trụ điện gió đã gây áp lực rất lớn lên địa phương. Cụ thể, huyện Chư Pưh đã tiếp nhận trên 100 đơn thư kiến nghị bồi thường, hỗ trợ tài sản nằm trong hành lang an toàn cột tháp trụ điện gió.

UBND tỉnh đã giao các sở, ngành phối hợp với huyện Chư Pưh giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ tài sản trong hành lang an toàn điện gió. Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Công thương đã có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, Bộ Công thương vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mà chỉ trả lời chung chung nên rất khó giải quyết. 

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  22 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  1 ngày

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 ngày

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động

Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động

Leader talk -  9 phút

“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.

Giá vàng hôm nay 13/6: Trung Đông 'dậy sóng', vàng phi nước đại

Giá vàng hôm nay 13/6: Trung Đông 'dậy sóng', vàng phi nước đại

Vàng -  59 phút

Giá vàng hôm nay 13/6 tăng 1 - 1,5 triệu đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn giữa căng thẳng leo thang tại Trung Đông.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  18 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  18 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  19 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  19 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  20 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Đọc nhiều