Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Công cụ đặt cọc - hoàn trả có thể giúp thúc đẩy thu gom và quản lý chất thải rắn, tuy nhiên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả.
Việc trả lại chai thủy tinh đựng bia, nước ngọt sau khi đã sử dụng và nhận lại một khoản tiền cọc có lẽ đã trở thành điều quen thuộc đối với người tiêu dùng. Đây chính là ứng dụng đơn giản nhất của công cụ đặt cọc – hoàn trả, một công cụ hiệu quả trong quản lý chất thải rắn.
Theo PGS.TS Lê Thu Hoa, giảng viên Khoa Môi trường, biến đổi khí hậu và đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân, bên cạnh việc trả lại tiền đặt cọc cho người tiêu dùng, nhà sản xuất, bán lẻ cũng có thể sử dụng để tài trợ cho hoạt động tái chế, xử lý rác thải do chính doanh nghiệp thực hiện hoặc bên thứ ba.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ứng dụng thành công công cụ đặt cọc hoàn trả trong việc nâng cao hiệu quả thu gom rác thải cũng như tiết kiệm chi phí. Ở Đức, công cụ này góp phần không nhỏ vào tỷ lệ tái chế vỏ chai nhựa, lon nhôm, chai thủy tinh đạt đến 97%.
Đặt cọc – hoàn trả cho bao bì
Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng công cụ hệ thống đặt cọc – hoàn trả cho bao bì sản phẩm, tuy nhiên điều này vẫn còn hạn chế ở Việt Nam.
Thực tế, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2019 đã luật hóa mô hình đặt cọc – hoàn trả đối với bao bì. Theo đó, doanh nghiệp có quyền cộng thêm một khoản tiền đặt cọc vào giá của sản phẩm. Khoản đặt cọc này được tách riêng, không đưa vào doanh thu và không tính vào thuế, phí và phải được sử dụng để chi trả chi phí thu gom cho các cơ sở thu hồi bao bì.
Tuy nhiên, quy định này sau đó không được đưa vào luật chính thức. Theo đại diện Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), quy định về đặt cọc – hoàn trả đối với bao bì chưa thích hợp với hiện trạng Việt Nam.
Cụ thể, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, việc đặt thêm tiền cọc vào giá sản phẩm có thể làm ảnh hưởng lớn đến quyết định chi tiêu của người tiêu dùng.
Cùng với đó, các điểm thu gom rác thải hoạt động kém hiệu quả và thiếu tính bền vững cũng khiến việc quản lý tiền cọc trở nên vô cùng phức tạp.
Như vậy, mô hình đặt cọc – hoàn trả có thể tạo ra lạm phát giá chung nhưng không tạo ra hiệu quả đến tỷ lệ thu gom bao bì, do đó chỉ nên được cân nhắc áp dụng cho giai đoạn sau, khi chất lượng hệ thống thu hồi rác thải được cải thiện và người tiêu dùng có trách nhiệm hơn đối với môi trường.
Đặt cọc – hoàn trả cho rác thải điện tử
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ, lượng rác thải điện tử như pin, điện thoại và các sản phẩm điện tử cũ, hỏng đang phát sinh ngày càng nhiều nhưng chưa có giải pháp thích hợp để xử lý.
Theo các chuyên gia, trong rác thải điện tử chứa nhiều chất giá trị cao, có thể mang lại lợi nhuận cho hoạt động thu gom và tái chế. Tuy nhiện, nếu bị thải bỏ bừa bãi, các chất này lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Thực tế, việc thải bỏ pin và đồ điện tử đã qua sử dụng khiến không ít người tiêu dùng tỏ ra lúng túng. Các rác thải này thường bị vứt bỏ chung với rác thải sinh hoạt, cất giữ trong nhà hoặc bán lại cho những người thu gom không chính thức.
Từ đó, công cụ đặt cọc – hoàn trả có thể được áp dụng để thu hồi các chất thải điện tử, tuy nhiên cần được đi kèm với công tác tuyên truyền, hướng dẫn phân loại và thu gom để đạt được hiệu quả cao.
Một cách ứng dụng công cụ đặt cọc – hoàn trả cho sản phẩm điện tử là doanh nghiệp tổ chức các chương trình “đổi cũ lấy mới”, khuyến khích người tiêu dùng đổi sản phẩm cũ, hỏng lấy ưu đãi khi mua sản phẩm mới. Tại Việt Nam, hình thức này đang được nhiều doanh nghiệp bán lẻ áp dụng cho sản phẩm điện thoại, máy tính xách tay và đạt được hiệu quả khả quan.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.