Khởi nghiệp

Cộng đồng startup Việt kì vọng gì trong năm 2021?

Việt Hưng Thứ ba, 23/02/2021 - 14:01

Trải qua năm 2020 đầy sóng gió và thách thức, các startup như Base.vn, Loship hay 25 FIT đã chuyển mình ra sao? Đâu sẽ là chiến lược để các doanh nghiệp trẻ này tăng trưởng trong năm 2021?

Làm việc thực sự chăm chỉ

Tăng trưởng hơn 20 lần từ vòng gọi vốn gần nhất 2 năm trước, ông Phạm Kim Hùng - Nhà sáng lập và CEO Base.vn cho biết: "Làm việc thực sự chăm chỉ" là chiến lược duy nhất. Và đây cũng chính là động lực tăng trưởng của Base.vn xuyên suốt 4 năm qua.

Ông Hùng chia sẻ: "Tôi rất thích một câu nói của Elon Musk: Nếu bạn muốn tạo ra một thứ trong vòng 06 tháng mà một công ty (giỏi) khác mất một năm để xây dựng, không có cách gì khác ngoài việc bạn phải chăm chỉ gấp hai lần họ".

Bên cạnh đó, công ty đã may mắn tập hợp được một đội ngũ những người rất trẻ và có niềm tin vào sứ mệnh của Base.vn. Theo lời nhà sáng lập này, đức tin là một thứ vô cùng quý giá đối với startup và không bao giờ được phép đánh mất.

Cộng đồng startup Việt kì vọng gì trong năm 2021?
Ông Phạm Kim Hùng - Nhà sáng lập và CEO Base.vn

Sứ mệnh mà CEO Phạm Kim Hùng đặt ra cho Base.vn đó là "xây dựng một nền tảng mở và thông minh, nhằm giúp các doanh nghiệp quản trị và phát triển đột phá".

Sẽ luôn có những doanh nghiệp phát triển nhanh hơn những doanh nghiệp khác, dù xuất phát điểm ban đầu đều như nhau. Luôn có những doanh nghiệp không sở hữu những nhân sự xuất sắc, nhưng lại phát triển tốt hơn những doanh nghiệp mà nhìn từ bên ngoài gồm toàn những người tài năng. Tất cả phụ thuộc việc người lãnh đạo sắp xếp tổ chức của mình, con người và tài nguyên như thế nào.

Quan điểm của nhà sáng lập Base.vn là startup nên tập trung vào sản phẩm. Một sản phẩm tốt không phải là thứ có thể tạo ra trong ngày một ngày hai, mà nó được tạo ra từ nhiều năm liền kiên trì và học hỏi từ những trải nghiệm nhỏ nhất của khách hàng.

Kinh doanh 3 tháng bằng 3 năm cộng lại

"Dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử và giao đồ ăn. Nếu như trước đây, việc nói với chủ cửa hàng hoặc khách hàng lớn tuổi sử dụng Loship mất từ 1 - 3 tuần thì nay, việc thuyết phục chỉ mất khoảng vài tiếng", ông Nguyễn Hoàng Trung - Nhà sáng lập và CEO Loship chia sẻ.

Cộng đồng startup Việt kì vọng gì trong năm 2021? 1
Ông Nguyễn Hoàng Trung - Nhà sáng lập và CEO Loship

Từ một góc nhìn lớn hơn, khi hành vi đi ra ngoài bị thay đổi, nhưng nhu cầu ăn uống, đi chợ vẫn không thay đổi, thì khách hàng sẽ phải sử dụng công cụ khác để đáp ứng điều này. Và Loship chính là dịch vụ thiết yếu đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng.

Ông Trung tiết lộ, 3 tháng của năm 2020 Loship kinh doanh bằng 3 năm cộng lại. Và Loship cũng là startup hiếm hoi tăng trưởng 3 chữ số so với năm 2019.

Tuy nhiên, 2020 vẫn là một năm đầy thách thức trong việc gọi vốn, khi dịch Covid-19 buộc các quốc gia phải "bế quan tỏa cảng", hệ quả là các nhà đầu tư nước ngoài không thể đến Việt Nam. Loship thay đổi chiến thuật, thay vì gọi những vòng vốn lớn, thì chia ra gọi từng khoản nhỏ với nhiều nhà đầu tư, và mọi cuộc trao đổi chỉ diễn ra online.

Kỳ vọng của CEO Nguyễn Hoàng Trung trong năm mới là duy trì và mở rộng mạnh các hoạt động tại những thị trường tier-2, tier- 3 ở Việt Nam. Với lợi thế bản địa, Loship sẽ phải là dịch vụ hàng đầu trong tâm trí khách hàng ở những thị trường ngách này. Ngoài ra, Loship có kế hoạch phát triển mạnh hơn các hoạt động thanh toán và ví điện tử để hoàn thiện hệ sinh thái và thúc đẩy giao dịch không tiền mặt.

Bên cạnh đó, công ty cũng mong muốn mở rộng dịch vụ theo chiều ngang, không chỉ cung cấp 10 dịch vụ như hiện tại mà có thể lên đến 15 - 20 dịch vụ, phục vụ các nhu cầu giao vận đa dạng của khách hàng.

Tăng trưởng thần tốc trong đại dịch

Cộng đồng startup Việt kì vọng gì trong năm 2021? 2
Ông Phạm Hoàng Long - Đồng sáng lập và CEO 25 FIT

Dù mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô thì 25 FIT - mô hình phòng gym công nghệ, đã cho ra mắt thị trường đến 15 chi nhánh, trong đó có 5 chi chánh nhượng quyền.

Thành công của 25 FIT được lý giải nhờ sự hỗ trợ của công nghệ EMS được sử dụng nhiều trong vật lý trị liệu, người tập chỉ bỏ ra 25 phút cho một buổi tập, gồm 5 phút chuẩn bị và 20 phút tập với máy và huấn luyện viên, những người bận rộn có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả.

Có một điều thú vị, 80% khách hàng của 25 FIT hiện tại là những người chưa từng tập gym và không thích tập gym; tức các phòng gym truyền thống không phải là đối thủ của chúng tôi. Và vì chưa có đối thủ nên chưa có sự so sánh, thị trường ngách lại khá rộng, nên startup này gặp rất nhiều thuận lợi khi mở rộng quy mô.

Ngoài ra, nhờ áp dụng nền tảng công nghệ, 25 FIT chăm sóc khách hàng tốt hơn. Hệ thống phân tích dữ liệu giúp đội ngũ điều hành dễ dàng ra quyết định, định hướng chiến lược rõ ràng hơn. Thực tế, 25 FIT cũng chứng minh lợi thế cạnh tranh khác biệt giúp thương hiệu giữ vững phong độ ổn định của mình trong bối cảnh ngành chăm sóc sức khỏe đang co mình lại bởi đại dịch Covid-19.

"Với mục tiêu phát triển lớn mạnh và nhanh chóng, 25 FIT thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Chiến lược này được đánh dấu bằng sự kiện chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền Nguyễn Phi Vân gia nhập 25 FIT", ông Phạm Hoàng Long - Đồng sáng lập và CEO 25 FIT chia sẻ.

Với đà tăng trưởng hiện tại, trong năm 2021, số lượng phòng tập thương hiệu 25 FIT dự kiến sẽ đạt tới con số 100, và nhanh chóng cán mốc 250 phòng tập vào cuối năm 2022.

Dòng vốn trăm triệu USD đổ vào startup Việt đầu năm mới

Dòng vốn trăm triệu USD đổ vào startup Việt đầu năm mới

Khởi nghiệp -  4 năm

Trên bước đường tạo ra những kỳ lân mới, lĩnh vực thanh toán, giáo dục, sức khỏe, cũng như các công nghệ mới nổi được kỳ vọng vun đắp cho "tổ" kỳ lân Việt Nam.

Chuyến phiêu lưu của Seedcom trong ngành bán lẻ thời trang

Chuyến phiêu lưu của Seedcom trong ngành bán lẻ thời trang

Khởi nghiệp -  4 năm

Mảng bán lẻ thời trang của Seedcom trước đây quy tụ nhiều tên tuổi gồm: Juno (giày, túi nữ), Hnoss (thời trang công sở nữ), và Eva de Eva (thời trang cao cấp nữ).

Startup bảo hiểm thăng hoa sau gọi vốn Shark Tank

Startup bảo hiểm thăng hoa sau gọi vốn Shark Tank

Khởi nghiệp -  4 năm

Gần đây, Miin nhận đề nghị M&A từ ngân hàng lớn với giá 80 tỷ đồng và là một trong rất ít startup trong lĩnh vực bảo hiểm (insurtech) của Việt Nam còn hoạt động đến thời điểm hiện tại.

Các 'cá mập' làm gì trong đại dịch?

Các 'cá mập' làm gì trong đại dịch?

Khởi nghiệp -  4 năm

Các "cá mập" trong nước là những nhà đầu tư năng nổ nhất trong các cuộc 'đi săn' khi liên tiếp rót vốn vào các startup trải rộng trên nhiều lĩnh vực.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  7 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  7 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  2 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  2 giờ

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  2 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  2 giờ

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  7 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?