Doanh nghiệp
Công nghệ bán lẻ đe dọa chuỗi siêu thị truyền thống
Công nghệ thúc đẩy hoạt động mua sắm ngày càng thuận tiện giúp người tiêu dùng ngày nay di chuyển gần hơn, thanh toán dễ dàng hơn.
Ngày 15/3, chuỗi siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+ của tập đoàn Vingroup đã ra mắt tính năng VinMart Scan & Go, được tích hợp trực tiếp trên siêu ứng dụng VinID để sử dụng tại chuỗi siêu thị VinMart.
Công nghệ Scan & Go mang đến 2 tính năng cơ bản cho khách hàng: Rút ngắn (hoặc loại bỏ) thời gian thanh toán và mua hàng từ xa, nhận hàng tại nhà.
Với VinMart Scan & Go, thay vì lấy từng sản phẩm cho vào giỏ và phải xếp hàng chờ đợi thanh toán, người dùng chỉ cần khởi động ứng dụng VinID, tự quét mã vạch trên tem giá sản phẩm muốn mua, và sau đó thanh toán tại quầy ưu tiên. Khách hàng cũng có thể thanh toán trước và nhận hàng tại nhà sau 2 – 4 giờ. Ước tính, toàn bộ thời gian thanh toán chỉ mất khoảng 30 giây, nhanh hơn 90% so với tốc độ thanh toán thông thường.

Công nghệ thúc đẩy hoạt động mua sắm ngày càng thuận tiện. Người tiêu dùng ngày nay di chuyển gần hơn, thanh toán dễ dàng hơn.
Nếu cách đây khoảng chừng 5 năm, những cửa hàng tiện lợi vẫn còn khá hiếm hoi thì ngày nay, các chuỗi cửa hàng Circle K và Vinmart+ mọc lên như nấm. Những chuỗi siêu thị cỡ nhỏ chuyên bán thực phẩm tươi như Vinmart hay Bách hóa Xanh ngày càng trở nên quen thuộc. Bên cạnh hệ thống cửa hàng, để phục vụ tối đa nhu cầu mua sắm, dịch vụ mua hàng và ship hàng online luôn sẵn sàng phục vụ khách.
Tốc độ tăng trưởng ấn tượng có thể thấy qua kết quả kinh doanh của Vingroup. Năm 2018, mảng bán lẻ của Vingroup mở rộng nhanh chóng với tổng cộng 1.700 cửa hàng VinMart+, 106 siêu thị VinMart, 241 siêu thị VinPro và cửa hàng Viễn Thông A. Doanh thu từ lĩnh vực này đã tăng 16% so với cùng kỳ, từ 13.000 tỷ đồng lên 19.500 tỷ đồng.
Hệ thống Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động cũng tăng mạnh trong năm ngoái, hiện có 405 cửa hàng trên cả nước. Đóng góp 5% trong số hơn 86 nghìn tỷ đồng doanh thu của Thế Giới Di Động năm 2018.
Sự phát triển của những mô hình hiện đại kết hợp công nghệ đang phần nào bóp nghẹt đường sống của những chuỗi bán lẻ cổ điển. Chưa bàn tới những mô hình truyền thống như cửa hàng tạp hóa hay chợ, kể cả những hệ thống siêu thị kiểu Big C cũng đang phải chật vật cạnh tranh với đối thủ mới.
Là một trong những chuỗi siêu thị lâu đời nhất, Big C với thông điệp “giá luôn luôn thấp” từng làm mưa làm gió tại Việt Nam và luôn có tên trong danh sách những nhà bán lẻ lớn nhất. Tuy nhiên, những năm gần đây, vị thế Big C dần lung lay.
Big C Thăng Long, siêu thị Big C lớn nhất hệ thống có 2 năm liên tiếp sụt giảm doanh thu liên tiếp trong bối cảnh thị trường bán lẻ tăng trưởng tích cực. Năm 2015, Big C Thăng Long ghi nhận doanh thu 2.811 tỷ đồng. Năm 2016, doanh thu giảm còn 2.717 tỷ đồng và 2017 còn 2.698 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc cũng rơi từ mức 2.600 tỷ năm 2012 xuống còn 1.300 tỷ trong năm 2017, tức giảm tới 50%. Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng đi ngang trong các năm gần đây.
MM Mega Market, chuỗi bán sỉ đổi tên từ Metro, trở nên yên ắng hơn khi về tay người Thái. Từng là địa chỉ cho các gia đình đến chơi, mua sắm cho cả tuần, ngày nay, vai trò của Metro dần được thay thế bằng những hệ thống hiện đại của Aeon Mall. Kế hoạch mở rộng chuỗi MM Mega Market thêm 5 trung tâm mới mỗi năm bị bỏ ngỏ.
Những chuỗi siêu thị truyền thống cũng đưa ra một số mô hình mới để thích nghi. Cuối năm ngoái, Central Group, chủ sở hữu Big C đã ra mắt trung tâm thương mại GO! Market tại Mỹ Tho với diện tích 18.700m2. Đây là quy mô tương tự với chuỗi trung tâm thương mại của Vincom Retail, Saigon Co.op… Không chỉ là siêu thị như Big C, GO! Market đóng vai trò một trung tâm bán lẻ đa năng cao cấp, với những cải tiến bố trí hàng hóa, tiện ích dịch vụ đi kèm, quy mô diện tích cũng như thương hiệu. Central Group cho biết, sẽ sớm nâng cấp các siêu thị Big C trên toàn Việt Nam theo mô hình tương tự.
Một số thương hiệu thì tìm cách “thu nhỏ” cửa hàng để đi sâu vào các khu dân cư. Những năm gần đây, Sài Gòn Co.op đẩy mạnh tốc độ phát triển của chuỗi Co.op food quy mô nhỏ chuyên về thực phẩm tươi sống, đông lạnh. Tới cuối năm 2018, chuỗi cửa hàng này Bắc tiến với 2 cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.
Song song với chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food, Saigon Co.op còn triển khai mở rộng chuỗi tạp hóa Co.op Smile với việc mở mới 150 cửa hàng trong năm 2018.
Tuy nhiên, đó không chỉ là vấn đề về địa điểm. Theo Hiệp hội bán lẻ, bán lẻ hiện đại mới chiếm 26% thị phần nhưng tốc độ tăng trưởng trong năm 2018 lên tới hơn 11%, trong khi bán lẻ truyền thống chiếm hơn 70% thị phần nhưng chỉ tăng trưởng được khoảng 1%. Bối cảnh này mang tới cơ hội mở rộng cho những doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ cao vào quản lý và bán hàng, qua đó lôi kéo khách hàng về với mình.
Siêu thị Big C lớn nhất Việt Nam kinh doanh sa sút sau ngày đổi chủ
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.