Doanh nghiệp
Công thức gọi vốn của Startup AI Việt: Không phải công nghệ mà bằng sản phẩm biết kiếm tiền
Những thương vụ gọi vốn thành công của startup AI Việt có điểm chung không phải bằng công nghệ hào nhoáng mà là sản phẩm thật, mô hình tăng trưởng rõ ràng.
“Các bạn có dám nghĩ và dám làm những điều mình nghĩ hay không”, một câu hỏi ngắn gọn nhưng đầy sức nặng được ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP VNG đặt ra tại lễ công bố chương trình Tuổi trẻ Startup Award 2025.
Trong không khí sôi nổi của một thế hệ startup đang sống giữa dòng chảy trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu, câu hỏi ấy không chỉ mang tính cổ vũ tinh thần, mà còn là một lời cảnh tỉnh đúng lúc. Bởi vì các startup không thể chuyển hóa ý tưởng thành hành động, không cụ thể hóa giấc mơ bằng sản phẩm và thị trường, thì đó không phải gọi vốn mà chỉ là đang kể chuyện viễn tưởng.
Làn sóng AI đang lan rộng với tốc độ chưa từng có, rất nhiều startup AI Việt xuất phát với khát vọng tạo ra “thứ gì đó vĩ đại”. Nhưng thực tế phũ phàng là, ý tưởng tốt chưa bao giờ là đủ. Trong mắt nhà đầu tư, một startup chưa có người dùng, chưa có mô hình, doanh thu, chưa chứng minh được nhu cầu thị trường thì vẫn chỉ là “một bài thuyết trình đẹp”. Và đó là lúc họ cần hiểu rằng, gọi vốn là nghệ thuật bán tầm nhìn nhưng tầm nhìn phải đứng trên nền tảng thực thi.
Quá trình gọi vốn vì vậy không dành cho những ai mơ hồ, đốt tiền vào công nghệ xa xỉ mà quên mất thị trường ở đâu. Nó dành cho những người hiểu rõ, làm startup, đặc biệt là với AI, không cần bắt đầu từ thứ lớn lao mà nên bắt đầu từ điều đủ nhỏ để thử nghiệm, thiết thực để kiếm tiền và đủ hay để mở rộng.
Từ vấn đề thật đến sản phẩm thật
“Startup không cần bắt đầu bằng AI, kỹ sư giỏi hay nền tảng phức tạp. Điều quan trọng là có một vấn đề thật, giải pháp thật và sản phẩm thật”, ông Đặng Hữu Sơn, Giám đốc LovinBot AI cho biết. LovinBot của ông Sơn đã bán hơn 10.000 giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp, từ vài trăm đến hàng ngàn USD mỗi năm, mà khởi nguồn chỉ với một mẫu đăng ký khảo sát nhu cầu người làm nội dung tiếp thị.

LovinBot không phải là trường hợp cá biệt. Ngày càng nhiều startup AI Việt chọn khởi đầu từ nhu cầu cụ thể, áp dụng tư duy “kiểm tra sớm, sai nhỏ, học nhanh” thay vì đầu tư hàng năm trời cho một sản phẩm chưa biết ai dùng. Với sự hỗ trợ từ các nền tảng mã nguồn mở như LLaMA, LangChain hay no-code, thời gian phát triển sản phẩm đã rút ngắn từ 6 tháng xuống chỉ còn từ 1 đến 3 tháng.
Tư duy “làm trước, học nhanh” giúp startup nhanh chóng tạo ra sản phẩm thử nghiệm (MVP), kiểm chứng thị trường, thu hút người dùng đầu tiên, từ đó mở ra cơ hội gọi vốn hoặc hợp tác. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn cũng bắt đầu chú ý đến những người trẻ “biết đi từ cái nhỏ”, không chỉ vì công nghệ mà vì cách nhìn vấn đề và tinh thần dấn thân.
Tuy nhiên, một sản phẩm tốt vẫn chưa đủ. Điều nhà đầu tư thực sự muốn thấy là một câu chuyện tăng trưởng rõ ràng, mô hình kinh doanh khả thi và khả năng nhân rộng trên thị trường đủ lớn.
Bán hàng thay vì trình diễn công nghệ
Câu chuyện của Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc điều hành AI Hay là một ví dụ điển hình cho tư duy gọi vốn mới của startup Việt. Mới đây, AI Hay vừa hoàn tất vòng gọi vốn bổ sung trị giá 10 triệu USD, nâng tổng số vốn huy động trong 3 năm qua lên hơn 18,5 triệu USD.
Điều đặc biệt là quá trình ấy không bắt đầu từ một sản phẩm đột phá hay công nghệ siêu việt, mà chỉ từ một ứng dụng hỏi đáp đơn giản, thậm chí từng bị người dùng đùa là “AI đang đi ăn cơm” vì tốc độ phản hồi quá chậm.
Thành công của AI Hay không nằm ở việc xây dựng một mô hình ngôn ngữ riêng, mà ở việc giải bài toán đúng. Họ tận dụng API (Application Programming Interface) của các mô hình lớn có sẵn, sau đó “địa phương hóa” vào những ngách mà AI quốc tế chưa khai thác như: tư vấn chọn trường, so sánh văn bản pháp lý…
Việc thuyết phục nhà đầu tư tin vào một thị trường nhỏ như Việt Nam không hề dễ. AI Hay từng bị từ chối 24 lần, với lý do quen thuộc là thị trường hạn chế, rủi ro cao, khó kiếm tiền từ AI phổ thông. Nhưng thay vì lùi bước, họ chọn chứng minh bằng dữ liệu tăng trưởng người dùng, tỷ lệ giữ chân, doanh thu thực tế và sự hậu thuẫn từ các đối tác lớn như Amazon Web Services, Nvidia, Google…
Kết quả hiện tại AI Hay đạt đến 120 triệu câu hỏi mỗi tháng, nằm trong nhóm ứng dụng AI phổ biến nhất khu vực Đông Nam Á. Họ không còn là một MVP thử nghiệm, mà là một sản phẩm thương mại thực sự, với mô hình đã chứng minh được tính khả thi.
Từ LovinBot đến AI Hay, từ những bài học MVP nhỏ đến những vòng gọi vốn hàng chục triệu USD cho thấy, startup AI Việt không thiếu ý tưởng, mà cần đúng tư duy thực thi. Không cần khởi đầu bằng công nghệ vĩ đại, hãy bắt đầu từ vấn đề thật, giải quyết bằng giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, kiểm chứng qua dữ liệu và phản hồi thật từ thị trường.
Và quan trọng hơn cả, như lời một chuyên gia đã làm việc với các tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới như Google, Amazon, Microsoft từng nói: AI chỉ là công cụ, con người mới là trung tâm.
Khởi nghiệp thành công không đến từ việc dùng công nghệ gì, mà đến từ việc thấu cảm được nỗi đau thị trường để tạo ra sản phẩm có linh hồn và kể được một câu chuyện đủ sức chạm đến lòng tin nhà đầu tư.
Trong thời đại AI nhiều cơ hội lẫn rủi ro, bài toán gọi vốn chỉ có thể được giải bằng sự kết hợp giữa giải pháp thực tế, thực thi đúng hướng, sản phẩm có giá trị và một tầm nhìn có khả năng nhân rộng.
Đó là con đường mà những startup như AI Hay hay LovinBot đang đi, đó không phải là những giấc mơ trên giấy mà bằng từng bước chân trên nền tảng thực tế thị trường.
Startup AI Hay nhận vốn 10 triệu USD, đã có 15 triệu người dùng
Startup AI y tế đầu tiên của Việt Nam sở hữu FDA Hoa Kỳ
Không chỉ “lớn nhanh” về mặt quy mô, giờ đây công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế của VinBrain đã phát triển toàn diện hơn, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của ngành y tế hiện đại, từ hỗ trợ chẩn đoán, điều trị, cho tới quản lý dữ liệu bệnh viện.
Startup Việt ứng dụng AI đo chất lượng không khí
tMonitor là startup Việt duy nhất cung cấp sản phẩm thiết bị và phần mềm trên thị trường mang đến cái nhìn sâu sắc về 13 chỉ số chất lượng không khí.
Trí tuệ nhân tạo của người Việt
Mặc dù còn nhiều khó khăn cả về nguồn vốn và con người, sự đầu tư của những doanh nghiệp Việt cho thấy khát vọng phát triển AI để khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong bản đồ công nghệ thế giới.
Thuduc House bất ngờ có lãi trở lại nhờ khoản thu bồi hoàn
Trong quý II, dù lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 3,7 tỷ đồng, nhưng nhờ khoản tiền bồi hoàn hơn 18 tỷ đồng, Thuduc House vẫn báo lãi ròng hơn 13 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động có quý doanh thu kỷ lục dù cắt giảm 200 cửa hàng
Thế Giới Di Động sau khi áp dụng chiến thuật giảm lượng, tăng chất, đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích ở đồng đều các chuỗi trong hệ sinh thái.
Lợi nhuận quý II của Tập đoàn PAN tăng 50%
Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu quý này của Tập đoàn PAN đến từ lĩnh vực thủy sản không bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế đối ứng từ Mỹ.
'Token' bất động sản: Cách TCBS 'thoát vai' công ty chứng khoán
Đích đến của TCBS không đơn thuần là thương vụ IPO định giá 5 tỷ USD, mà còn là sự thay đổi trong mô hình kinh doanh trước làn sóng tài sản số.
Tập đoàn KIDO rót tiền mua 41% cổ phần của đơn vị vận hành Vạn Hạnh Mall
Vạn Hạnh Mall là trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM với tổng diện tích xây dựng lên đến 90.000 m2, diện tích thương mại 55.000 m2 với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Công thức gọi vốn của Startup AI Việt: Không phải công nghệ mà bằng sản phẩm biết kiếm tiền
Những thương vụ gọi vốn thành công của startup AI Việt có điểm chung không phải bằng công nghệ hào nhoáng mà là sản phẩm thật, mô hình tăng trưởng rõ ràng.
Thuduc House bất ngờ có lãi trở lại nhờ khoản thu bồi hoàn
Trong quý II, dù lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 3,7 tỷ đồng, nhưng nhờ khoản tiền bồi hoàn hơn 18 tỷ đồng, Thuduc House vẫn báo lãi ròng hơn 13 tỷ đồng.
Vừa chuyển sàn, VietABank báo lãi lớn
Lũy kế sáu tháng đầu năm, VietABank đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 714 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng kịch trần, cổ phiếu SHS lên đỉnh ba năm
Cổ phiếu SHS bật tăng bốn tuần liên tiếp, thu hút mạnh dòng tiền và khối ngoại, trong bối cảnh doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm tích cực.
Học trực tuyến, lấy bằng tú tài quốc tế với Saigon Stars Academy
Saigon Stars Academy tiên phong áp dụng mô hình học trường quốc tế trực tuyến kết hợp trực tiếp tại Việt Nam từ năm học 2025 – 2026.
Thủ tướng thúc tiến độ loạt dự án trọng điểm Quảng Trị
Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược của tỉnh Quảng Trị như Cảng hàng không Quảng Trị, cao tốc Bắc Nam phía Đông.
Sắp diễn ra Diễn đàn nghiên cứu và phát triển Việt Nam 2025
Với chủ đề “Đổi mới để vươn lên: Thúc đẩy tương lai của Việt Nam thông qua đầu tư R&D chiến lược”, Diễn đàn nghiên cứu và phát triển Việt Nam 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 30 - 31/7 tại tỉnh Ninh Bình.