Doanh nghiệp
Công ty Đầu tư Alphanam giải thể sau 5 năm rời sàn chứng khoán
Sau khi rời sàn chứng khoán, gia đình ông Nguyễn Tuấn Hải đã mua lại phần lớn cổ phần và nắm giữ hơn 90% Công ty Đầu tư Alphanam.
Đại hội cổ đông gần đây của Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (Alphanam) đã thông qua quyết định giải thể công ty. Đây là bước tiếp theo trong lộ trình tái cấu trúc công ty có lịch sử gần 20 năm của gia đình doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải.
Cổ phiếu ALP của Alphanam từng là một cổ phiếu “hot” trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2009 – 2010 với thanh khoản cao và biến động giá liên tục. Khi đó, công ty hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính trên mọi lĩnh vực từ sản xuất thiết bị điện và vật liệu điện; cho thuê ôtô, buôn báo gạo, bất động sản, lắp đặt thang máy...với gần 20 công ty con và liên doanh.
Tuy vậy, kết quả đầu tư mở rộng không như mong muốn, Alphanam liên tục thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đến năm 2013, công ty quyết định hủy niêm yết và thực hiện tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình từ công ty đại chúng sang công ty gia đình. Các thành viên trong gia đình ông Hải nắm giữ trên 90% cổ phần công ty.
Báo cáo năm 2018 của Alphanam cho biết, Công ty đã dừng các hoạt động đầu tư tài chính, cơ bản trả hết nợ ngân hàng và các đối tác. Đồng thời thoái vốn khỏi các lĩnh vực không chủ trương đầu tư và hoạt động kém hiệu quả.
Năm nay Công ty sẽ không ký các hợp đồng quá 6 tháng, tiếp tục giải quyết các công nợ dở dang còn lại với ngân hàng và đối tác nhằm đáp ứng điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo tài chính quý I, Công ty mẹ Alphanam còn khoản vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn 49 tỷ đồng. Theo ghi nhận cuối năm 2018, đây chủ yếu là khoản vay ngân hàng BIDV được thế chấp bằng các tài sản của bên thứ 3.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh, Công ty đang ghi nhận 606 tỷ đồng các khoản phải thu đồng thời phải trả ngắn hạn khoảng 350 tỷ đồng và người mua trả tiền trước hơn 323 tỷ đồng.
Tài sản chính của Alphanam là các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên doanh, được ghi nhận tổng giá trị khoảng 2.094 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là các công ty liên quan đến lĩnh vực bất động sản như Công ty địa ốc Foodinco, Công ty ĐTPT Vinacon, Công ty Đầu tư CVVH Mường Hoa, Foodinco Quy Nhơn…
Với việc các cá nhân trong gia đình sở hữu phần lớn cổ phần tại Công ty Đầu tư Alphanam, việc giải thể công ty dường như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Tập đoàn Alphanam của ông Hải. Cổ phần các công ty con và liên doanh có thể được chuyển nhượng cho các công ty khác cũng do các thành viên trong gia đình nắm giữ.
Thay vì đầu tư dàn trải, bất động sản và khách sạn du lịch là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn Alphanam trong những năm gần đây. Thông qua các công ty liên quan, Alphanam đã và đang phát triển một loạt dự án căn hộ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và cả khu đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Ngoài việc hợp tác với các thương hiệu lớn như Sheraton, Marriott tại các dự án Four Points by Sheraton hay M Lanmark ở Đà Nẵng, Tập đoàn Alphanam còn xây dựng một thương hiệu riêng để vận hành là Altara.
Mới đây Tập đoàn giới thiệu dự án Altara Residences cao 40 tầng tại Quy Nhơn. Trước đó là dự án căn hộ King Palce tại Hà Nội. Ngoài ra, Tập đoàn Alphanam còn phát triển dự án Công viên Văn Hóa Mường Hoa tại Sapa, Lào Cai và Khu đô thị Golden City tại An Giang.
Hanel xây cao ốc 45 tầng cho Alphanam thuê
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp
Nghị quyết 68 đặt mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, và việc nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động tham gia vào mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Giá vàng hôm nay 11/6: Trong nước 'nổi sóng' khi quốc tế 'nghe ngóng'
Giá vàng hôm nay 11/6 tăng 300 - 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng có dấu hiệu mạnh hơn, trong khi thị trường quốc tế vẫn 'nghe ngóng'.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.