Khởi nghiệp
Công ty Indonesia mua lại startup Mclass của Việt Nam
Trước khi mua lại Mclass, công ty công nghệ giáo dục Ruangguru đã gia nhập thị trường Việt Nam thông qua việc ra mắt nền tảng Kiến Guru với hơn 2,5 triệu học sinh.
Công ty công nghệ giáo dục Ruangguru có trụ sở tại Indonesia đã mua lại startup Mclass của Việt Nam, theo nguồn tin từ TechInAsia.
Với việc mua lại startup Mclass, Ruangguru kì vọng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao năng lực của mình trong khu vực sau khi thâm nhập thành công thị trường Việt Nam thông qua việc ra mắt nền tảng Kiến Guru vào tháng 10/2019.
Kiến Guru được biết đến là ứng dụng học tập với công nghệ độc quyền ADAPTO - adaptive learning (học tập thích ứng) đã có hơn 2,5 triệu học sinh.
Đặc biệt, Kiến Guru còn sở hữu kho học liệu "khổng lồ" với hơn 5.000 video bài giảng sinh động và ngắn gọn; trên 1.200 bộ đề cương tóm tắt bài học súc tích vẽ infographic; 20.000 câu trắc nghiệm và 400 đề thi thử kèm lời giải chi tiết... được cập nhật và bổ sung liên tục... tất cả gói gọn trong chiếc smartphone.

Startup Mclass cũng được thành lập vào năm 2019 bởi hai nhà đồng sáng lập Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Minh Thắng. Mclass cung cấp các buổi giảng dạy trực tiếp về toán, khoa học, văn học và ôn luyện thi một số kỳ thi như IELTS.
Cách tiếp cận sáng tạo của Mclass đã nhận được phản hồi tích cực và là điểm thu hút lớn đối với học sinh và phụ huynh. Các giáo viên trên ứng dụng này đã chứng kiến khoảng 85.000 học viên tham gia các lớp học trực tiếp của họ và có hơn 10 triệu người theo dõi trên mạng xã hội của startup này.
"Cùng với Kiến Guru, chúng tôi tin rằng danh tiếng và chuyên môn của Mclass trong lĩnh vực học tập trực tuyến có thể mở rộng hơn nữa các dịch vụ và cải thiện hoạt động kinh doanh của chúng tôi tại Việt Nam và Đông Nam Á", ông Belva Devara - Nhà đồng sáng lập và CEO Ruangguru cho biết.
Theo vị CEO, thương vụ này là bước tiếp theo để Ruangguru đạt được tầm nhìn trở thành công ty công nghệ giáo dục hàng đầu ở Đông Nam Á.
Được thành lập vào năm 2014 bởi Belva Devara và Iman Usman, sứ mệnh của Ruangguru là mang lại giá trị cho hàng triệu học sinh qua cơ hội tiếp xúc với giáo dục chất lượng cao mọi lúc, mọi nơi dựa trên các nền tảng công nghệ tiên tiến nhất.
Ruangguru hiện đã thu hút hơn 40 triệu người dùng trên khắp Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Trước đó, Ruangguru nhận được vốn đầu tư 150 triệu USD cho vòng gọi vốn series C để mở rộng thị trường, trong đó Việt Nam là thị trường chiến lược đầu tiên tại Đông Nam Á mà Ruangguru quyết định đầu tư.
Đưa 700.000 nhà bán hàng lên mây
Sapo muốn huy động 20 triệu USD trong vòng Series A
Sapo thành lập từ tháng 8/2008, tiền thân là Công ty cổ phần DKT chuyên cung cấp sản phẩm nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, với hơn 190.000 khách hàng ở thời điểm hiện .
Định giá các startup Việt Nam có thể giảm 50%
Theo ông Chad Ovel, Tổng giám đốc quỹ mạo hiểm Mekong Capital, định giá các công ty khởi nghiệp Việt Nam có thể giảm đến 50% do vốn đầu tư mạo hiểm trên thị trường đang trên đà giảm xuống.
Teky nhận vốn 5 triệu USD từ quỹ đầu tư Singapore
Startup Teky hiện điều hành 16 học viện STEAM tại 5 thành phố trên khắp Việt Nam và đã hợp tác với hơn 45 trường học trên cả nước để cung cấp các khóa học STEAM cho hơn 25.000 trẻ em.
Startup làm gì để tự cứu lấy mình?
Hệ sinh thái khởi nghiệp được cho là đang bước vào "mùa đông" của dòng vốn đầu tư, khi cả trong và ngoài nước đều ghi nhận tình hình sụt giảm đầu tư mạo hiểm vào các startup.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.