Khởi nghiệp
Startup làm gì để tự cứu lấy mình?
Hệ sinh thái khởi nghiệp được cho là đang bước vào "mùa đông" của dòng vốn đầu tư, khi cả trong và ngoài nước đều ghi nhận tình hình sụt giảm đầu tư mạo hiểm vào các startup.
Được xem là thương vụ rót vốn cổ phần tư nhân lớn nhất trong ngành hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á trong 5 năm qua, OnPoint đã tăng trưởng 60% so với quý 1/2022.
Trước đó, OnPoint đã gọi vốn thành công 25 triệu USD từ SeaTown Private Capital Master Fund. Công ty tuyên bố sẽ mở rộng xây dựng hệ sinh thái về các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh việc tuyển dụng và phát triển nhân tài cũng như năng lực hệ thống, đầu tư vào các công nghệ tiên phong lấy dữ liệu làm trung tâm.
Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh kinh tế vĩ mô thay đổi liên tục trong thời gian gần đây, ông Trần Vũ Quang - nhà đồng sáng lập và CEO OnPoint cho rằng: "Những thứ lãng phí không cần thiết cần theo dõi sát sao để cắt giảm".
CEO Trần Vũ Quang cho biết, OnPoint chưa có kế hoạch gọi vốn tiếp theo trong năm 2023. Thay vào đó, công ty sẽ tập trung vào bài toán cơ bản trong kinh doanh với hai vế cung - cầu.
Hiện, OnPoint đang cung cấp cho hơn 150 nhãn hàng trong các ngành về làm đẹp – chăm sóc sức khoẻ, thời trang, đồ mẹ và bé, điện tử - gia dụng, dược phẩm, sản phẩm số, hàng tiêu dùng nhanh, thức ăn cho thú cưng… Một số thương hiệu nổi bật phải kể đến L’Oreal, Shiseido, Unicharm, P&G, Unilever, LG, Panasonic, Mondelez…
Thành lập vào năm 2017, OnPoint cung cấp các giải pháp toàn diện cho phép các nhãn hàng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trực tuyến trên nhiều kênh gồm các sàn TMĐT, mạng xã hội hoặc các trang web riêng của nhãn hàng.
OnPoint hỗ trợ từ khâu thiết lập và vận hành gian hàng trực tuyến, đến quản lý các chiến dịch tiếp thị số, dịch vụ khách hàng, kho bãi cũng như đóng gói hoàn thiện đơn hàng.

Từng huy động thành công 4,5 triệu USD từ hai quỹ đầu tư là Nextrans của Hàn Quốc và Do Ventures vào năm ngoái, Cooky tập trung vào định hướng phát triển dịch vụ giao thực phẩm đến tận nhà.
Nguồn vốn mới đấy sẽ được Cooky sử dụng để đẩy mạnh R&D nhằm cung cấp thêm nhiều lựa chọn nguyên liệu nấu sẵn phong phú với mức giá tốt. Ngoài ra, công ty cũng sẽ tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc bổ sung các dịch vụ cá nhân hóa được thiết kế dựa trên nhu cầu của mỗi khách hàng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ông Đặng Hoàng Minh - đồng sáng lập và CEO Cooky tin rằng: "Công ty cần tập trung vào việc không để bị thua lỗ. Sẽ khó trong thời điểm hiện tại để mơ mộng có vài triệu người sử dụng hàng tháng".
Theo ông Đặng Hoàng Minh, mô hình các công ty giống Cooky đều đang gặp khó khăn. Tất nhiên vẫn có điểm sáng là có những công ty không bị lỗ và có những công ty đạt được lợi nhuận. Do đó, startup cần học hỏi cách các công ty có khả năng tự sống sót thay vì đi gọi vốn đầu tư.
Hiện thị trường đi chợ online (e-grocery) mà Cooky tham gia được kỳ vọng sẽ đạt quy mô 1,5 tỷ USD vào năm 2025. Công ty định hình là một FoodTech chú trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, giúp việc đi chợ, nấu ăn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Dat Bike - startup xe điện Việt Nam muốn chuyển đổi người dùng ở Việt Nam và Đông Nam Á từ sử dụng xe xăng sang xe điện. Sau hơn ba năm ra đời, Dat Bike đã cho ra mắt ba mẫu xe và gọi vốn đầu tư hơn 16 triệu .
Tất cả vòng vốn từ trước đến nay của Dat Bike, từ lúc gọi 200.000 USD đến vài triệu USD, đều để tập trung vào hai việc là nghiên cứu để có sản phẩm tốt hơn và nâng cao quy mô sản xuất, tiếp cận khách hàng.
Ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn - nhà sáng lập và CEO Dat Bike cho biết, công ty không bị sức ép về ngắn hạn và đang tăng trưởng đều, nhưng vẫn thận trọng để quan sát.
"Với tôi, vấn đề doanh nghiệp bị giảm định giá không quan trọng lắm nhưng cần xem xét, điều này có làm nhà đầu tư bị ảnh hưởng không, mối quan hệ giữa mình và nhà đầu tư có bị ảnh hưởng không", ông Sơn nói.
Theo CEO Dat Bike, một số startup thay vì chấp nhận giảm định giá, họ chọn tạo giá trị ngắn hạn, chuyển hướng sang làm việc khác để kiếm tiền, nhưng sự lựa chọn này cần phải tính toán kỹ vì chi phí cơ hội là rất lớn, có thể ảnh hưởng lớn đến con đường dài hạn của công ty.
Các startup cần tự cứu lấy mình
Grab tiến vào thị trường cho 'vay nóng'
Thông qua GXS Bank - ứng dụng ngân hàng số có 60% cổ phần của Grab, người tiêu dùng giờ đây có thể vay nhanh số tiền từ 3,5 triệu đồng và không phải chịu phí trả nợ trước hạn.
Startup bán thuốc BuyMed nhận vốn hơn 51 triệu USD
Cộng với cả vòng gọi vốn lần này, BuyMed đã huy động được tổng cộng 64,5 triệu USD, và đây đã là lần thứ tư BuyMed nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các startup cần tự cứu lấy mình
Thay vì nghĩ đến các phương án vay nợ, huy động vốn trong điều kiện kinh tế xấu đi, các chuyên gia cho rằng startup cần tập trung vào dòng tiền mà khách hàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.
Đưa 700.000 nhà bán hàng lên mây
Thành lập từ tháng 5/2019, SmartPay có hơn 700.000 nhà bán hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán) và cộng đồng hơn 40 triệu người dùng trong cả nước, thông qua sự hỗ trợ của Amazon Web Services.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện
Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.