Công ty thực phẩm Hàn Quốc sắp xây nhà máy thứ hai tại Việt Nam
Lan Hương
Thứ hai, 14/08/2017 - 16:36
Sau 10 năm hiện diện ở Việt Nam, công ty thực phẩm Ottogi Corp của Hàn Quốc đang lên kế hoạch xây nhà máy thứ 2 để mở rộng kinh doanh.
Công ty Ottogi Việt Nam.
Công ty Ottogi Corp., nhà sản xuất thực phẩm Hàn Quốc đang xem xét kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai ở Việt Nam sau khi nhà máy đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội.
Đây là bước đi nhằm tăng sức cạnh tranh thông qua lợi thế kinh tế theo quy mô và tiếp tục mở rộng sự hiện diện tại thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng thực phầm này.
Nhà máy thứ hai, dự kiến được xây dựng tại TP. HCM, sẽ được lắp đặt các trang thiết bị để sản xuất được thêm nhiều loại sản phẩm, bao gồm thực phẩm đông lạnh.
"Chúng tôi đã hoạt động tích cực trên thị trường Việt Nam với các mặt hàng chủ lực được nhập từ Hàn Quốc, nhưng giờ đây, chúng tôi đang lên kế hoạch sản xuất trực tiếp tại Việt Nam", ông Shin Chung-geun, người đứng đầu Ottogi Việt Nam, cho biết.
Công ty Ottogi Việt Nam, bắt đầu hoạt động từ năm 2008, hiện nay đang có doanh số lớn nhất trong số các công ty con bên ngoài Hàn Quốc, với doanh thu hàng năm đạt 28,5 tỷ won (25 triệu USD).
Ông Shin cho rằng hoạt động của Ottogi tại Việt Nam có đóng góp lớn vào mạng lưới phân phối rộng khắp của công ty. Kể từ khi bước vào thị trường cách đây 10 năm, nhân viên bán hàng của công ty đã tiến hành quảng bá sản phẩm ở khắp nơi để gia tăng phạm vi phủ sóng trên toàn quốc. Mỗi ngày, những nhân viên này gõ cửa ít nhất 5 nhà phân phối, bao gồm các nhà máy nhỏ ở nông thôn để quảng bá sản phẩm. Đến nay, công ty tự hào là một trong những chuỗi phân phối rộng nhất tại Việt Nam trong số các nhà bán lẻ thực phẩm Hàn Quốc, ông cho biết.
Sản phẩm bán chạy nhất của công ty tại Việt Nam là mì ăn liền, chiếm 45% tổng doanh số bán hàng. Trong ba năm trở lại đây, doanh số bán hàng được thúc đẩy bởi sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.