Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Dũng Phạm Thứ sáu, 28/03/2025 - 15:10
Nghe audio
0:00

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.

Chiến lược mua bán sáp nhập (M&A) đã trở thành dấu ấn quan trọng trong hành trình phát triển của Tập đoàn Gelex, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô nhanh chóng. Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng, chiến lược này còn định vị Gelex là một tập đoàn hàng đầu với một hệ sinh thái đa ngành, gắn kết chặt chẽ với các đơn vị thành viên như Cadivi, Thibidi, EMIC hay Nước sạch Sông Đà.

Vươn mình nhờ đầu tư M&A

Trong suốt những năm vừa qua, Gelex đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu nhờ vào chiến lược M&Acó chủ đích, đưa công ty trở thành tập đoàn đa ngành đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực vật liệu xây dựng, năng lượng, bất động sản công nghiệp, thiết bị điện.

Không chỉ đơn thuần là những thương vụ đầu tư tài chính, ban lãnh đạo Gelex cũng đã trực tiếp tham gia sâu vào hỗ trợ, quản trị, tái cấu trúc hoạt động của đơn vị nhận đầu tư nhằm tối ưu hóa hiệu quả vận hành, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các thành viên sau khi gia nhập hệ sinh thái Gelex đã bứt phá về kết quả kinh doanh.

Tiêu biểu nhất là trường hợp của Viglacera, sau khi Gelex là cổ đông chi phối, doanh thu đã tăng vượt mức 12.000 tỷ đồng, lãi ròng duy trì quanh mức 1.200 tỷ đồng suốt nhiều năm, tăng gần gấp đối so với những năm trước đây.

Hay với Điện lực Gelex, năm 2020, doanh thu của công ty là 16.200 tỷ đồng, lãi ròng đạt 556 tỷ đồng. Đến năm 2024, công ty đã ghi nhận những kỷ lục mới với doanh thu vượt trên 21.350 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.700 tỷ đồng.

Các thành viên khác cũng có sự bứt phá lên vị thế hàng đầu trong ngành như dây cáp điện Cadivi, máy biến áp Thibidi, thiết bị đo điện EMIC. Hay Nước sạch Sông Đà trở thành đơn vị cung cấp 25% nước sạch cho người dân Hà Nội.

Gần đây, Gelex đã thông qua phương án góp thêm vốn điều lệ vào Công ty TNHH Titan Corporation – đơn vị kinh doanh chính trong lĩnh vực tư vấn, quản lý bất động sản.

Đây là công ty mà Gelex đã nhận chuyển nhượng 49% cổ phần từ Frasers Property Investments vào đầu năm 2023. Đồng thời, Gelex đã hợp tác với Frasers để triển khai các khu công nghiệp chất lượng cao tại miền Bắc, với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu khoảng 6.000 tỷ đồng.

Gelex dự định thông qua các công ty thành viên để tiếp tục phát triển quỹ đất cho 20 khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm từ 2.000 - 3.000 ha đến năm 2030.

Ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Gelex cũng đã rót vốn để sở hữu 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng Eximbank.

Gelex dự kiến cử một lãnh đạo tập đoàn đại diện phần vốn tại Eximbank cũng như trực tiếp tham gia đóng góp, phát triển cho nhà băng này trong thời gian tới.

Siết lại kỷ luật đầu tư

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2025, Gelex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 37.600 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm ngoái.

Dù đặt mục tiêu tăng trưởng cao, song Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn khẳng định mục tiêu của Gelex trong giai đoạn tới là chuyển hướng chiến lược sang ưu tiên hiệu quả vận hành, nâng cao lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

“Chúng tôi sẽ không tiếp tục mở rộng bằng mọi giá. Mỗi khoản đầu tư sẽ có tiêu chí rõ ràng, ví dụ như hạ tầng phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu 12% thì mới làm”, ông Tuấn chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Gelex tổ chức mới đây.

Song song với đó, Gelex cũng sẽ đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, bao gồm con người, cơ chế chính sách và cơ sở vật chất. Trong đó, tập đoàn đặc biệt chú trọng hệ thống quản trị nhân sự, tài chính, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.

Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn tin rằng chiến lược mới sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động Gelex. Ảnh: ĐHĐCĐ

Thực tế, bên cạnh những thương vụ M&A “nước rút” với Titan Corporation hay Eximbank, động thái chuyển hướng “cốt tinh hơn cốt đông” của Gelex đã thể hiện từ năm vừa qua với những quyết định tinh gọn, tái cấu trúc hệ sinh thái, giảm tốc độ đầu tư mà chuyển sang ưu tiên phát triển chất lượng sản phẩm, thị trường có lợi thế.

Theo đó, việc thoái vốn ở mảng năng lượng tái tạo cho Sembcorp đã giúp mang về hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận cho Gelex, qua đó đóng góp mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 3.600 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Theo ông Nguyễn Trọng Hiền, Chủ tịch HĐQT Gelex, đây là mảng có tài sản đầu tư lớn của tập đoàn trong 5 năm qua, xấp xỉ 8.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu khoảng 2.700 tỷ, còn lại là vốn vay.

Người đứng đầu tập đoàn giải thích việc thoái vốn nằm trong chiến lược, tức là thoái để lựa chọn đối tác có năng lực về tài chính, công nghệ và khả năng triển khai các dự án năng lượng tái tạo để đồng hành cùng tập đoàn trong các dự án tiếp.

"Việc thoái vốn đến thời điểm hôm nay về cơ bản các thủ tục chính đã hoàn tất. Tập đoàn đang nỗ lực và kỳ vọng trong quý II sẽ đóng toàn bộ các thủ tục pháp lý theo quy định", ông Hiền cho biết.

Đồng thời, việc thoái vốn giúp tập đoàn thu hồi được khoảng 3.700 - 3.800 tỷ, giảm đòn bẩy tài chính trên 4.000 tỷ đồng, qua đó giúp hệ số tài chính của tập đoàn tốt hơn.

Với Cadivi, Gelex quyết định sẽ không tiến hành IPO hay bán vốn đơn vị này chỉ để huy động vốn, phát triển thị trường nội địa, mà sẽ tập trung tìm kiếm đối tác nước ngoài để phát triển, đưa thương hiệu này ra thị trường thế giới.

“Có rất nhiều đối tác nước ngoài đang quan tâm đến các công ty con của Tập đoàn Gelex, đặc biệt là nhóm thiết bị điện.

Quan điểm của chúng tôi là không bán, mà tìm kiếm những đối tác để phát triển hơn nữa. Những đối tác có năng lực quản trị, bằng sáng chế và có thị trường nước ngoài, đây là những yếu tố mà chúng tôi cần ở thời điểm hiện tại,” ông Tuấn chia sẻ với cổ đông.

Tương tự, chia sẻ về tham vọng “xuất ngoại”, Tổng giám đốc Điện lực Gelex Nguyễn Trọng Trung cho biết, phần lớn doanh thu trước đây từ mảng thiết bị điện đều là thị trường nội địa, ở nước ngoài mới chỉ tập trung vào một số nước như Lào, Campuchia hay Australia.

Tuy nhiên, với xu hướng cải tạo hệ thống lưới điện ở châu Âu hay Mỹ rất lớn nên Điện lực Gelex định hướng tập trung khai thác mảng thị trường này.

Đáng chú ý, trong chia sẻ về Công ty CP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) tới các cổ đông, ông Tuấn đánh giá mảng sản xuất động cơ điện của HEM đã không còn tiềm năng phát triển.

Thực tế, lãnh đạo Gelex cũng đã chủ động tách riêng mảng sản xuất động cơ điện do doanh thu sụt giảm liên tục trong nhiều năm. Dù đã thử nhiều cách nhưng quy mô của HEM quá nhỏ, không thể tập trung nguồn lực để vực dậy một ngành mà công ty không có lợi thế cạnh tranh.

Do đó, Gelex quyết định mạnh tay tách HEM thành một công ty riêng chỉ tập trung vào sản xuất, đồng thời bán đi phần nhà xưởng sản xuất. Các tài sản giá trị bền vững khác như các bất động sản, liên doanh khách sạn Melia... vẫn được giữ lại.

“HEM là một bài học cho chúng tôi về việc chậm trễ trong quyết định thoái vốn khỏi những đơn vị kém hiệu quả.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt hơn về kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận để quyết định giữ lại hay thoái vốn. Tôi cho rằng, nếu cần bán thì phải bán nhanh chóng, chần chừ chỉ gây thêm bất lợi”, ông Tuấn chia sẻ.

Đồng thời, lãnh đạo Gelex cho biết đây là chiến lược xuyên suốt và khi áp dụng triệt để, giá trị cổ phiếu, tài sản và lợi nhuận của Gelex sẽ tăng trưởng bền vững.

Ngoài ra, việc rót vốn đầu tư cũng được Gelex đánh giá cẩn trọng hơn. Hiện nay, Tổng công ty Viglacera đã được chính phủ phê duyệt phương án thoái vốn khỏi Bộ Xây dựng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Trong khi đó, Công ty CP Hạ tầng Gelex - công ty con do Gelex nắm gần 97% quyền biểu quyết, đang sở hữu 50,21% vốn tại Viglacera, còn Bộ Xây dựng nắm gần 38,58% vốn của Viglacera.

Được biết, Gelex đã đầu tư vào Viglacera ở giai đoạn rất sớm với giá vốn trung bình khoảng 24.000 đồng/cổ phiếu và giá thị trường hiện ở ngưỡng trên 58.000 đồng/cổ phiếu.

Mặc dù nhận định “nếu không thoái vốn nhà nước ở Viglacera thì rất khó làm”, ông Tuấn cho biết với mức giá đã tăng như vậy, tập đoàn không ưu tiên đầu tư thêm vào Viglacera mà sẽ kêu gọi đối tác có năng lực, kinh nghiệm, thương hiệu… cùng phát triển Viglacera.

Với những nỗ lực tái cấu trúc, tinh gọn chất lượng hệ sinh thái, cổ đông của Gelex cũng phần nào gặt hái được thành quả sau nhiều năm đồng hành.

Theo đó, công ty đã thông qua việc trở lại chia cổ tức sau hai năm gián đoạn, với tỷ lệ 10%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu.

“Từ năm nay trở đi, cổ tức tối thiểu là 10% và có kế hoạch rõ ràng từng năm để thực hiện”, ông Tuấn nhấn mạnh tại đại hội.

Đây là thông tin tích cực dành cho các cổ đông của công ty cũng như là một trong những cam kết cứng đầu tiên trong lộ trình tăng trưởng bền vững của tập đoàn giai đoạn mới theo lời cam kết của Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  1 ngày
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  1 ngày
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp -  2 ngày

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Gelex đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng

Gelex đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  3 tuần

Gelex đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 38.000 tỷ đồng, tăng trưởng hai con số so với năm trước Đây là mức doanh thu cao kỷ lục của tập đoàn sau hơn ba thập kỷ phát triển.

Hạ tầng Gelex hoàn tất thâu tóm khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn

Hạ tầng Gelex hoàn tất thâu tóm khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn

Doanh nghiệp -  4 tuần

Sau thương vụ, sở hữu của Hạ tầng Gelex tại Dầu khí Long Sơn tăng từ 25,52% lên 65%, qua đó trở thành công ty mẹ nắm quyền chi phối.

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp -  6 giờ

Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.

SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan

SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan

Doanh nghiệp -  6 giờ

Báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group công bố mới đây ghi nhận các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  1 ngày

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  1 ngày

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

Doanh nghiệp -  2 ngày

Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  4 giây

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.

Samsung khởi động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025

Samsung khởi động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  46 phút

Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) đã chính thức phát động cuộc thi "Samsung Solve for Tomorrow 2025".

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

Tài chính -  1 giờ

Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.

Công thức mới cho động cơ phát triển của ngành nhôm

Công thức mới cho động cơ phát triển của ngành nhôm

Phát triển bền vững -  1 giờ

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.

Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh

Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh

Tiêu điểm -  2 giờ

Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.

Công nghệ kinh doanh khách sạn đang thay đổi

Công nghệ kinh doanh khách sạn đang thay đổi

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?

Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?

Bất động sản -  3 giờ

Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.