Tiêu điểm
Covid-19 phơi bày những điểm yếu của ngành F&B
Quy mô doanh nghiệp trong ngành F&B khá phân mảnh, với tiềm lực tài chính yếu. Do đó, trước những tác động nặng nề của COVID-19, họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự.
Thực phẩm và Đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các công ty nghiên cứu dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025.
Mặc dù đang trong quá trình phát triển rực rỡ nhưng ngành F&B tại Việt Nam hiện được ví như một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm… “Ngôi làng” này năm nay vừa trải qua 2 cơn bão lớn là Nghị định 100 và đại dịch COVID-19.
Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, khoảng 50% số doanh nghiệp cho rằng hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả do còn chịu tác động của Nghị định 100.
Theo báo cáo của Vietnam Report, COVID-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành F&B, điển hình là các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối, quản trị nhân sự. Hoạt động bán lẻ của ngành diễn ra qua những kênh sau: truyền thống (General Trade), hiện đại (Modern Trade), nhà hàng (Key account) và chuỗi bán lẻ riêng của từng hãng (nếu có); trong đó kênh truyền thống chiếm tỷ trọng đa số.
Đối mặt với một cú sốc như COVID-19, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics: nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống…
Hơn 90% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với khủng hoảng. Đây cũng là một trong những hành động ưu tiên của ngành ứng phó với tác động của COVID-19.
Một số biện pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng có thể kể đến như: nhận đặt hàng/giao hàng tại nhà, tăng cường kênh giao nhận… Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt chính là việc quản trị nhân sự khi số lượng lao động sử dụng khá lớn, vấn đề đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc, phân chia lao động hợp lý… Bên cạnh đó là việc đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu do không chủ động được nguồn cung…
Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn, quy mô doanh nghiệp trong ngành khá phân mảnh, với tiềm lực tài chính yếu. Do đó, trước những tác động nặng nề của COVID-19, họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, vì vậy đa phần các doanh nghiệp trong ngành F&B vẫn tỏ ra lạc quan.
Gần 58% doanh nghiệp đánh giá triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm khá tích cực. 56,3% doanh nghiệp ước tính mất khoảng 6 tháng để phục hồi như thời điểm trước dịch, trong khi 25% đơn vị cho rằng sẽ cần khoảng 7-12 tháng. Thực tế hiện nay và các ước tính cho rằng doanh nghiệp đồ uống mất nhiều thời gian phục hồi hơn doanh nghiệp thực phẩm.
Ngoài tác động tiêu cực, COVID-19 cũng mang lại một số tác động tích cực như tạo ra cú huých đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Bằng chứng là những doanh nghiệp đã xây dựng và ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất và quản lý tỏ ra rất vững vàng trong khủng khoảng.
Trừ những công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy buộc phải làm luân phiên theo ca, tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp đều có thể điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera từ xuất, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối hay các cuộc họp trực tuyến kết nối các chi nhánh trên khắp cả nước…
Thêm vào đó, 63,2% doanh nghiệp cho rằng đây là cơ hội để đẩy nhanh đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ hệ thống phân phối: điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm, đổi mới từ thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, đổi mới từ phát triển các dòng sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hơn…
Quan trọng hơn cả, COVID-19 chính là điều kiện tạo ra những thay đổi sâu sắc trong chiến lược của ban lãnh đạo. Vietnam Report tin rằng, với những bài học kinh nghiệm đúc kết từ khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp F&B sẽ ngày một vững mạnh hơn trong tương lai.
Cạm bẫy nhượng quyền ngành F&B
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số
Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.