Cuộc đua giữa hàng Việt và 'đội quân livestream' quốc tế

Việt Hưng Thứ bảy, 30/11/2024 - 20:40

Cuộc đua trên các sàn thương mại điện tử giữa hàng Việt và "đội quân livestream" quốc tế sẽ đi về đâu, chìa khóa nào giúp hàng Việt tăng sức đề kháng?

Cuộc đua không cân sức?

Tại hội thảo "Tiếp sức hàng Việt trên sàn thương mại điện tử", ông Trần Quốc Bảo, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO đã vẽ nên bức tranh thị trường thương mại điện tử hiện tại.

"Hàng Việt Nam cần một cú hích mạnh mẽ để vươn xa trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt khi những gã khổng lồ quốc tế như Taobao và Temu đang nhăm nhe thống lĩnh sân chơi", ông Bảo nhận định.

Tại Trung Quốc, các "nhà máy livestream" đã trở thành biểu tượng của một nền kinh tế số mạnh mẽ, nơi hàng nghìn phòng quay hoạt động như dây chuyền sản xuất, mỗi ngày tạo ra hàng triệu đơn hàng.

KIDO không đứng ngoài cuộc. Tập đoàn này không chỉ bán sản phẩm mà còn tạo ra một nền tảng phân phối đa năng, tận dụng sức mạnh của KOL (Key Opinion Leaders) và KOC (Key Opinion Consumers) để đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ông Trần Quốc Bảo, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO. Ảnh: Hữu Hạnh

Những phiên livestream của KIDO, với sự hỗ trợ từ các chương trình tương tác trực tiếp, đã minh chứng rằng livestream không còn chỉ là phương tiện quảng bá mà là một công cụ phân phối quan trọng.

Tuy nhiên, làm sao để cạnh tranh với "đội quân livestream" quốc tế? Ông Bảo khẳng định, sự khác biệt của hàng Việt chính là câu chuyện chất lượng và khả năng kiểm soát tốt quy trình từ sản xuất đến giao nhận.

Sự khác biệt nằm ở đâu?

Diệp Lê, một KOL nổi tiếng với doanh thu lớn từ livestream, kể lại hành trình từ một chủ cửa hàng thời trang phải đóng cửa sau đại dịch đến việc trở thành người dẫn dắt các doanh nghiệp Việt xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử quốc tế.

Cô chia sẻ: "Tôi từng đi học hỏi cách doanh nghiệp Hàn Quốc và Trung Quốc chinh phục khách hàng toàn cầu, nhưng điều tôi nhận ra là không có một công thức chung nào. Mỗi quốc gia phải tận dụng lợi thế riêng của mình".

Đối với Việt Nam, lợi thế nằm ở khả năng kiểm soát chất lượng và sự am hiểu sâu sắc về thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam, không bị rào cản ngôn ngữ, có thể tạo ra những trải nghiệm mua sắm "mượt mà" từ lúc khách hàng đặt hàng đến khi sản phẩm đến tay.

Diệp Lê nhấn mạnh: "Chính yếu tố này giúp hàng Việt tạo nên niềm tin trong lòng người tiêu dùng".

Diệp Lê, một KOL nổi tiếng trong hoạt động livestream. Ảnh: Hữu Hạnh

Tuy nhiên, để phát triển, doanh nghiệp cần chuyển mình mạnh mẽ. Như ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Meet More, từng chia sẻ: "Chúng tôi không ngại học hỏi từ các bạn trẻ Gen Z, tham gia các buổi livestream thực chiến để tìm ra công thức riêng".

Theo ông Luận, việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm thông qua các chương trình như OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng Việt vươn ra thế giới, từ chợ truyền thống đến các sàn điện tử lớn.

Chìa khóa cho tương lai

Trong bối cảnh hàng ngoại nhập tràn ngập, ông Nguyễn Minh Hùng, Phòng quản lý thương mại Sở Công thương TP.HCM, nhìn thấy tiềm năng từ logistics và công nghệ.

"Tốc độ là yếu tố quyết định, tại sao đơn hàng từ Trung Quốc chỉ mất hai ngày để đến Việt Nam? Đó là nhờ sự chuyên nghiệp trong logistics", ông Hùng chia sẻ.

Ông nhấn mạnh rằng sự phát triển của các kho chuyên biệt, kết hợp cùng nền tảng số hóa mạnh mẽ, sẽ giúp hàng Việt tăng tốc trên thị trường thương mại điện tử.

Đồng thời, công nghệ không chỉ giúp vượt qua rào cản ngôn ngữ mà còn mở ra cánh cửa bán hàng xuyên biên giới. "Một buổi livestream có thể tiếp cận 40 quốc gia, sử dụng 40 ngôn ngữ địa phương. Tất cả đều nằm trong tầm tay, nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng", ông Hùng chia sẻ

Với hơn 40.000 cửa hàng tạp hóa tại TP.HCM, một mạng lưới phân phối lớn đang chờ được "số hóa", ông Lý Đại Lâm, đại diện chợ Bến Thành kỳ vọng rằng, sự đồng lòng giữa các sàn thương mại điện tử, đơn vị logistics và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ sẽ biến những cửa hàng truyền thống thành các quầy hàng công nghệ hiện đại.

Theo các chuyên gia, hàng Việt không thiếu cơ hội, nhưng điều cần thiết là một chiến lược bài bản, tinh thần thích ứng và sự hỗ trợ từ mọi phía.

Từ livestream đến logistics, từ KOL đến OCOP, mỗi bước đi đều là một phần của hành trình nâng cao sức đề kháng cho hàng Việt trên sân chơi thương mại điện tử.

Shark Bình livestream bán son

Shark Bình livestream bán son

Khởi nghiệp -  3 năm
Livestream thực sự là một nghề nghiệp, và bán hàng livestream thực sự là một ngành công nghiệp tiềm năng.
Shark Bình livestream bán son

Shark Bình livestream bán son

Khởi nghiệp -  3 năm
Livestream thực sự là một nghề nghiệp, và bán hàng livestream thực sự là một ngành công nghiệp tiềm năng.
Tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng

Tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng

Tiêu điểm -  9 tháng

Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Từ phiên livestream 75 tỷ đồng đến sự chuyển mình của Thế Giới Di Động

Từ phiên livestream 75 tỷ đồng đến sự chuyển mình của Thế Giới Di Động

Tiêu điểm -  1 năm

Rất nhiều nhãn hàng, nhà sản xuất coi livestream như một kênh quảng bá và bán hàng hiệu quả đến người tiêu dùng (tương tự mô hình TV Shopping từng phổ biến trên truyền hình truyền thống).

Tài khoản Facebook, TikTok định danh mới được livestream, viết bài

Tài khoản Facebook, TikTok định danh mới được livestream, viết bài

Tiêu điểm -  1 năm

Nghị định mới được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng sẽ yêu cầu chủ mạng xã hội chịu trách nhiệm về việc định danh người dùng, quản lý nội dung livestream, có trách nhiệm gỡ bỏ ngay trong vòng 3 giờ khi có yêu cầu.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  20 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.