Khởi nghiệp
Giải mã xu hướng livestream bán hàng trên toàn thế giới
Bán hàng trực tuyến (livestream) giúp nhiều nhà bán hàng không cần giỏi công nghệ cũng có thể trở thành triệu phú USD.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn thế giới và khả năng bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào đang đe dọa đẩy các nền kinh tế vào chu kỳ suy giảm mới trong năm 2021. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh lên mạng đã trở thành lựa chọn tất yếu cho mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đã từng có nhận định cảm quan rằng 10 năm tuyên truyền và thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam không bằng 1 năm Covid-19.
Tuy nhiên nền “kinh tế không chạm” với hình thức đăng tin bán với nội dung chữ (text), hình ảnh và video truyền thống còn đơn điệu và nhàm chán, không có sự tương tác tức thời với khách hàng nên chưa thể sánh được với hình thức mua bán truyền thống có tiếp xúc tại cửa hàng.
Để khắc phục những nhược điểm đó, bán hàng thông qua truyền hình trực tiếp (livestream, hay còn gọi là livecommerce) đã bùng nổ tại Trung Quốc và trở thành xu hướng lan ra toàn cầu với nhiều câu chuyện truyền cảm hứng.
Như Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình thúc giục quan chức livestream bán sản vật địa phương, Tỷ phú Jack Ma livestream bán son, livestream bán từ nhà đất cho đến siêu xe và tên lửa, hơn 500 triệu người dùng livestream tại Trung Quốc, KOL doanh thu nghìn tỷ sau 30 phút bán livestream, livestream bán hàng được công nhận là một nghề...
Có thể nói, livestream bán hàng không chỉ giúp nhiều nhà bán hàng không cần giỏi công nghệ mà chỉ với cái duyên ăn nói đã đổi đời trở thành triệu phú USD, mà còn là “cứu cánh” cho nền thương mại nước này trong dịch bệnh Covid-19.
Tại Việt Nam, livestream bán hàng cũng chớm trở thành trào lưu và hứa hẹn trở thành phương cách làm giàu mới cho bất kỳ ai. Tuy nhiên do phát triển tự phát nên các livetreamer còn thiếu nhiều kỹ năng và kỹ thuật chuyên nghiệp để thành công, thậm chí hình thức này còn bị nhiều “giang hồ mạng” lạm dụng gây ra nhiều hình ảnh không tốt trong thời gian qua.
Trong khi đó nếu được trang bị kiến thức, kết hợp với cá tính và cái duyên riêng, hàng vạn người trẻ trên toàn quốc hoàn toàn có thể đổi đời nhờ bán hàng online thay vì chạy xe công nghệ hoặc các công việc phổ thông khác.
Dựa trên nền tảng 20 năm kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử của NextTech và sự hợp tác với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc, học viện Live Stream NextOn.vn ra đời với sứ mệnh “nuôi dưỡng cộng đồng livestreamer nhân văn”.
Theo đó, NextOn trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm cho hàng trăm ngàn streamer tại Việt Nam, đồng thời kết nối việc làm bán hàng online tới hàng vạn doanh nghiệp trên toàn quốc đang sử dụng các dịch vụ chuyển đổi số của NextTech.
Khóa cơ bản của NextOn thiên về trang bị kỹ năng, bao gồm: kế hoạch và lập kịch bản, chuẩn bị diện mạo và thuyết trình trước ống kính, tương tác với khán giả và nghệ thuật chốt đơn, cơ bản về xây dựng nhân hiệu và tạo ảnh hưởng trên mạng v.v...
Trong khi khóa nâng cao tập trung các vấn đề kỹ thuật như: lựa chọn hàng hóa, thiết lập & vận hành phòng livestream, chốt đơn - xử lý và hoàn tất đơn hàng, quảng bá & thu hút khán giả cho phiên bán v.v...
Định hướng đào tạo của NextOn là thực chiến nên sẽ đi tập trung vào kỹ năng, minh họa bằng các case study thành công từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam; thực hành bằng các công cụ hỗ trợ thương mại điện tử tiên tiến nhất hiện nay từ hệ sinh thái của tập đoàn NextTech và mạng lưới đối tác liên kết.
Startup Việt chinh phục thị trường livestream thế giới
Giới khởi nghiệp học được gì qua đại dịch Covid-19?
Đại dịch Covid-19 được xem là thách thức nhưng cũng là một phép thử đối với doanh nghiệp, khi đã có rất nhiều startup đã tận dụng cơ hội từ thế giới online để chuyển đổi, thích nghi, mang đến các dịch vụ, cách thức mua sắm mới cho người dùng.
Mặt trận 'nóng' nhất giữa các startup fintech Việt Nam
Thanh toán vẫn được xem là lĩnh vực "nóng" của mảng fintech tại Việt Nam, khi đóng góp tới 31% các startup, theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020.
Ứng dụng gọi xe phát triển mảng kết nối xe tải
TADA vừa công bố TADA Truck - nền tảng công nghệ vận tải thuộc hệ sinh thái MVL giúp kết nối giữa chủ hàng và chủ xe dựa trên nhu cầu thực tế.
CEO Nguyễn Huy Đức rời Topica
Sau gần 2 năm làm việc tại Topica, CEO Nguyễn Huy Đức mới đây đã chính thức thông báo rời đi vào tháng 11/2020.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.