Livestream thực sự là một nghề nghiệp, và bán hàng livestream thực sự là một ngành công nghiệp tiềm năng.
Vừa qua, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn Nexttech đã lần đầu tiên livestream bán son trên mạng xã hội. Dù chỉ là livestream thử nghiệm, nhưng kết quả vị "cá mập" thu về là sự lúng túng, cùng vài câu nói: "Mua đi mọi người ơi".
Trong khi đó, các streamer chuyên nghiệp tại Học viện NextOn có thể chia sẻ liên tục tới 300 từ trong vòng 1 phút livestream. Nhờ được đào tạo chuyên nghiệp, cùng kinh nghiệm đứng trước ống kính, các streamer còn tự tin tô son lên môi và sau đó thử lên tay.
Câu chuyện Shark Bình livestream bán hàng khiến nhiều người liên tưởng tới hình ảnh Lý Giai Kỳ - "ông hoàng son môi" từng so tài bán son với tỷ phú Jack Ma, thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội tại Trung Quốc.
Kết quả không khó đoán, khi anh chàng Lý Giai Kỳ đã giành chiến thắng cuối cùng, thu về số tiền lên tới 145 triệu USD từ việc bán son. Trong khi doanh số của Jack Ma là rất ít ỏi.
Điều này chỉ ra thực tế, livestream thực sự là một nghề nghiệp, và bán hàng livestream thực sự là một ngành công nghiệp tiềm năng. Tháng 5/2020, Bộ lao động Trung Quốc từng liệt kê livestream trong danh sách 10 nghề nghiệp mới tại quốc gia này.
Theo ước tính, ngành công nghiệp livestream tại Trung Quốc giá trị năm 2019 là 60 tỷ USD. Số liệu năm 2020 ước đạt khoảng 170 tỷ. Một streamer có tiếng tại Quảng Châu, Trung Quốc thu nhập bình quân tháng là 700 triệu đồng. So mức sống bình quân 10 triệu đồng tại địa phương này thì đây là mức thu nhập rất lớn.
Tại Việt Nam, trước Shark Bình, thì ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO chuỗi Thế Giới Di Động cũng từng livestream bán điện thoại vào tháng 8/2020. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, livestream của CEO Thế Giới Di Động nhận về hơn 17.000 lượt xem, 367 đơn đặt hàng với doanh số đạt 4,7 tỷ đồng.
Dù Shark Bình bán son, hay CEO Đoàn Văn Hiểu Em bán điện thoại, đều cho thấy hình thức bán hàng livestream đang thay đổi thói quen mua sắm của không ít người tiêu dùng. Chẳng hạn, khi lựa chọn son, hay nước hoa, nhiều người tìm đến các buổi livestream thay vì dùng thử tại cửa hàng.
Bệnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến người dân phải ở nhà, văn phòng đóng cửa, các doanh nghiệp buộc phải tìm phương thức bán hàng mới. Một trong những hướng đi đó là trực tiếp bán hàng online thông qua các kênh livestream.
Đây được xem là xu hướng phát triển nội dung trên Internet nói chung, khi tương lai của ngành công nghiệp hàng ngàn tỷ USD sẽ hướng tới các nội dung, nền tảng video.
Điều này thể hiện rõ qua lịch sử phát triển Internet từ Yahoo!360 (Blog, Forum) sang Facebook (nội dung ngắn), Twitter (nội dung ngắn hơn nữa) đến Youtube (Video), TikTok (video ngắn) cho tới manh nha các nền tảng video livestream hiện nay.
Dẫn chứng số liệu nghiên cứu tại Mỹ, video được dự báo sẽ là tương lai của nội dung Internet khi 80% người Mỹ xem Livestream hàng tuần trong năm 2018, 48% từng phát Livestream, 44% cho rằng họ ít xem TV đi.
Khán giả có xu hướng chia sẻ nội dung video nhiều hơn 39%. 48% người dùng đã từng chia sẻ video về nhãn hàng trên mạng xã hội. Quảng cáo video thu tương tác cao hơn 30%, thời gian xem nhiều hơn 3 lần.
Hay như tại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020, đất nước này có 524 triệu người (chiếm khoảng 40% dân số) sử dụng livestream. Thống kê của Taobao cho thấy gần 300 triệu người dùng Taobao xem livestream bán hàng mùa sales lễ độc thân năm ngoái.
Nắm bắt xu hướng này, nhiều doanh nghiệp, startup Việt Nam cũng đã ra đời nhằm khai thác và tận dụng tiềm năng của ngành công nghiệp livestream.
Phạm Ngọc Duy Liêm - đồng sáng lập và Giám đốc phát triển GoStream cho biết, livestream trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube,…đang ngày càng phổ biến và thu hút một lượng lớn người theo dõi.
Rất nhiều nhãn hàng, nhà sản xuất đã xem livestream như một kênh quảng bá và bán hàng đến người tiêu dùng (tương tự mô hình TV Shopping trên truyền hình truyền thống).
GoStream ra đời là giải pháp kết nối các video trực tuyến (livestream) của các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng online từ tất cả các nguồn tới các nền tảng mạng xã hội mà chỉ cần một laptop và kết nối internet.
GoStream đã cung cấp dịch vụ thành công ra các thị trường Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Arap Saudi. Gần đây nhất, GoStream là 1 trong 4 startup công nghệ nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures trong chương trình Zone Startups Việt Nam 2019.
Cuối năm 2019, Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley (VSV) cũng công bố rót vốn 40.000 USD vào startup Okiva (công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực livestream e-commerce). Okiva được VSV định giá trên 1 triệu USD cho ứng dụng Okiva - sàn thương mại điện tử livestream - video đầu tiên tại Việt Nam.
Đặc biệt, Okiva còn được tích công nghệ tiên tiến với tính năng livestream giúp bán hàng hiệu quả, liền mạch, ổn định và tiếp cận tối đa lượng khách hàng tháng. Người bán cũng có thể quản lý hàng hóa, đơn hàng và chăm sóc khách hàng trên Okiva như một nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt.
Trong khi đó, Uiza.io - nền tảng cung cấp hệ điều hành cho video streaming chuyên tập trung xử lý những vấn đề liên quan đến việc truyền dẫn video, đặc biệt tại những nước đang phát triển nơi mà hạ tầng internet không ổn định.
Công ty hỗ trợ khách hàng truyền dẫn các nội dung video đến toàn cầu với chi phí địa phương bằng công nghệ hỗ trợ đa phần cứng kết hợp với một mạng điện toán biên phân tán. Đây được coi là công nghệ đột phá trên thế giới, đặc biệt lý tưởng để giải quyết các vấn đề về truyền dẫn video hiện nay.
Uiza được biết đến là startup Việt đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ video và livestream. Năm 2019, công ty nhận khoản đầu tư vòng hạt giống có giá trị 1,5 triệu USD từ Surge, vườn ươm các startup tiềm năng tại Ấn Độ và Đông Nam Á của Sequoia Capital.
Tốc độ tăng trưởng nhanh đến từ chiến lược áp dụng mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực chuyển phát, giao nhận của SuperShip. Hiện startup này đã có mặt tại 32 tỉnh thành với các chi nhánh nhượng quyền.
Gimo cung cấp nền tảng, giúp công ty có thể tính toán lương của người lao động mọi thời điểm, từ đó cho phép người lao động có thể lĩnh lương sớm trước ngày trả lương định kỳ của doanh nghiệp.
Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch nói chung, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các startup, doanh nghiệp trẻ năng động biết tận dụng, nắm bắt thời cơ khi thị trường trên đà hồi phục.
Genetica hiện là đối tác của hàng loạt tên tuổi uy tín trong lĩnh vực y tế và dịch vụ. Công ty dự kiến tăng trưởng gấp 10 lần lượng người dùng vào cuối năm 2021.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực