Tiêu điểm
Tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng
Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số đã đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác quản lý thu thuế.
Do vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Cụ thể, Bộ Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cũng chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với thương mại điện tử; từng bước kiểm soát chặt chẽ hóa đơn đầu vào đảm bảo việc kê khai, nộp thuế đúng quy định pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ khâu sản xuất đến lưu thông, từ khâu nhập khẩu đến bán hàng.
Bộ Tài chính được giao phối hợp với Bộ Công thương để phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân không kê khai, nộp thuế theo quy định.
Chính phủ giao Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều này nhằm tăng cường chế tài xử lý hành vi vi phạm về lưu trữ và cung cấp thông tin đối với các chủ thể hoạt động thương mại điện tử.
Trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thương mại điện tử đang đặt ra ba thách thức lớn.
Các thách thức bao gồm người tiêu dùng phải đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn thấp chưa được kiểm soát chặt chẽ đã và đang sẵn sàng đổ bộ và vấn đề thất thu thuế.
Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ ngành chức năng tham mưu Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử.
Theo đó, tách bạch giữa luồng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.
Bên cạnh đó, tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ, tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế.
Đối với giải pháp chống thất thu thuế, ông Diên cho biết, theo thống kê, nộp thuế trong lĩnh vực này năm ngoái tăng trên 16% so với năm 2022. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận còn thất thu thuế trong lĩnh vực này.
Thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử chia sẻ liên thông với các bộ ngành liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hải quan.
Chương mới của kênh xuất khẩu thương mại điện tử
Các ví điện tử mở rộng sang lĩnh vực chứng khoán
Thông qua các ví điện tử/fintech, người dùng giờ đây đã có thể mở tài khoản chứng khoán trực tuyến, giao dịch lô lẻ, và sắp tới là được vay margin để mua chứng khoán.
Kiềng ba chân trong kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử
Ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling tin rằng, dư địa của kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn, nếu biết tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu, năng lực sản xuất, cũng như khả năng tạo điểm nhấn thương hiệu.
Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa
Có một nghịch lý tại thị trường ví điện tử Việt Nam là các doanh nghiệp có doanh thu dẫn đầu đều đang lỗ, trong khi các ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn thì lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn.
Thương mại điện tử sẽ là ngành xuất khẩu lớn thứ 5 tại Việt Nam
Các nhà bán lẻ Việt Nam đã bán hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon trong một năm (tính tới 31/8/2023), với giá trị tăng một nửa so với cùng kỳ 2022. Số nhà bán hàng Việt trên sàn này cũng tăng 40%.
Lãi suất huy động tăng mạnh
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Sun Urban City Hà Nam: Món quà giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.