Khởi nghiệp

Đã hết thời coi đầu tư cho startup là 'làm từ thiện'

Quỳnh Chi Thứ sáu, 06/03/2020 - 09:21

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đã và đang phát triển năng động trong thời gian qua, một phần nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn dưới nhiều hình thức khác nhau mà đằng sau đó là lợi ích hai chiều dành cho cả các “ông lớn” và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang phát triển mạnh

Các doanh nghiệp lớn ngày càng thể hiện vai trò của mình như một thành tố quan trọng trong sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam – một hệ sinh thái thậm chí được đánh giá là hàng đầu khu vực Đông Nam Á và mới nổi của thế giới.

Theo ông Trần Xuân Đích, Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ), trước đây, việc đầu tư của các doanh nghiệp lớn dành cho các startup đôi khi được nhìn nhận như một "sự ban phát, từ thiện". Nhưng trên thực chất, ông Đích nhấn mạnh, đó là một mối quan hệ hợp tác từ hai chiều, chính các doanh nghiệp lớn cũng nhận được rất nhiều lợi ích không hề nhỏ từ startup.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ sự hỗ trợ của các tập đoàn như vốn, kinh nghiệm quản trị, hệ thống… Ở chiều ngược lại, các tập đoàn sẽ nhận được mô hình kinh doanh tiềm năng, mở rộng khả năng tiếp cận và đáp ứng khách hàng thông qua các nền tảng công nghệ mới và các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang phát triển. Mô hình hợp tác cùng có lợi này hiện cũng dần phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Như nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo về vai trò của doanh nghiệp lớn/tập đoàn trong thúc đẩy khởi nghiệp do Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, các đế chế công nghệ hàng đầu Việt Nam đều bắt đầu từ doanh nghiệp khởi nghiệp. Các nhà khởi nghiệp đang giúp các doanh nghiệp lớn có thể sáng tạo và phát triển. Việc hỗ trợ startup cũng chính là cách các doanh nghiệp lớn phục vụ nhu cầu phát triển của chính mình.

“Startup chính là mẹ đẻ của những đế chế công nghệ thông tin hàng đầu trên thế giới hiện nay. Các sáng kiến mới đa số được hình thành từ chính trí tuệ của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và startup trong khi các doanh nghiệp lớn làm nhiệm vụ thương mại hoá ý tưởng. Như vậy startup là nguồn sáng tạo năng lượng cho các doanh nghiệp lớn”, ông Lộc nói.

Ông Đích cũng chỉ ra, có ba hình thức và công cụ các doanh nghiệp, tập đoàn sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Thứ nhất, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hỗ trợ bằng cách trở thành những khách hàng của startup, đặc biệt là các startup có sản phẩm B2B. Các sản phẩm/dịch vụ của startup luôn có tính đột phá so với quy trình/ sản phẩm truyền thống. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn khuyến khích đổi mới trong doanh nghiệp để tích hợp và tiếp cận với giải pháp mới đó.

Vô địch Startup World Cup 2019 từ những chữ 'duyên'

Một ví dụ cụ thể là startup Abivin, một doanh nghiệp khởi nghiệp B2B cung cấp giải pháp tối ưu hóa đường đi, cung cấp phần mềm quản lý vận tải tối ưu, có thể giúp các công ty khách hàng tiết kiệm 30% chi phí logistics. Abivin hiện nay có 10 khách hàng lớn, đều là các khách hàng tên tuổi như Friesland Campina (cô gái Hà Lan), P&G, Highlands Coffee, Tân Cảng Sài Gòn, Habeco, Mesa Group, ngoài ra còn có khách hàng tại Myanmar và Singapore.

Thứ hai, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn có thể trở thành đối tác của startup. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi khả năng thích ứng và bắt kịp các xu hướng công nghệ mới thì nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn cách hợp tác với các startup để tận dụng nguồn lực chất xám, cắt giảm và tối ưu hoá chi phí nghiên cứu và phát triển để đầu tư và sản xuất và mở rộng kênh bán hàng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác, đối với doanh nghiệp startup, việc hợp tác với với các doanh nghiệp lớn sẽ giúp họ rút ngắn thời gian chứng minh sản phẩm phù hợp với thị trường.

Một số ví dụ điển hình trong năm qua như Vietjet đã công bố hợp tác với Swift247 và Grab phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không toàn khu vực Đông Nam Á, hoặc Tiki đã mua lại nền tảng phân phối vé sự kiện trực tuyến Ticketbox.

Thứ ba, doanh nghiệp lớn trở thành nhà đầu tư cho startup. Đây cũng là mong muốn của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua. Một số tập đoàn lớn trong nước như VinGroup, Viettel, CMC, FPT, NextTech… cũng đã thành lập quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sau khi Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có hiệu lực.

Đã hết thời coi đầu tư cho startup là “làm từ thiện” 1
Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ)

Công nghệ là mảng đầu tư tăng trưởng mạnh nhất, chiếm 40% tổng số thương vụ theo báo cáo của Global M&A Review 2018. Các thương vụ tiêu biểu trong năm 2018 gồm Grab mua cổ phần Moca, Sea thâu tóm Foody và Giaohangtietkiem, PropertyGuru mua lại Batdongsan.com, Vntrip sáp nhập Atadi, Scroll đầu tư vào Cát Đông (hiện điều hành CungMua.com, NhomMua.com, Shipto.vn), Yeah1 đầu tư vào Netlink...

Đầu tư vào công nghệ tài chính đang ngày càng nóng ở Việt Nam, đặc biệt là thương vụ đầu tư lên tới 300 triệu USD vào Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay). Theo Nikkei trong chín tháng đầu năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư mạo hiểm lĩnh vực Fintech trong khu vực dành cho Việt Nam đạt 36%, tăng lên mạnh mẽ từ con số 0,4% của năm 2018. Đây cũng là lĩnh vực hứa hẹn và tiềm năng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, chủ tịch VCCI cho rằng doanh nghiệp lớn là bệ đỡ đào tạo nguồn nhân lực khi nhiều startup đã được hình thành từ các cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp lớn.

Ông Đích nhận định, kênh này đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp startup Việt Nam khi trước đây chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp lớn còn xây dựng các không gian làm việc chung với môi trường mở, sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến làm việc, kết nối và gặp gỡ nhà đầu tư.

Nhìn chung ông Đích đánh giá, việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp như một thực tế không thể tránh khỏi khi một doanh nghiệp phát triển và cần phải đa dạng hóa để tìm đà tăng trưởng mới. Các tập đoàn lớn khi đầu tư cho startup không đơn thuần cung cấp nguồn tài chính mà còn hỗ trợ về cố vấn, tư vấn phát triển sản phẩm/dịch vụ, quản trị hay nền tảng vận hành, công nghệ và khách hang tiềm năng… Ngoài ra, doanh nghiệp startup còn hưởng lợi từ bộ máy nhân sự chuyên nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, tiếp thị, sản phẩm... của các công ty lớn.

Các 'ông lớn' Việt tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp

Các 'ông lớn' Việt tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm
Những tập đoàn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Viettel, FPT, CMC... đang ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Các 'ông lớn' Việt tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp

Các 'ông lớn' Việt tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm
Những tập đoàn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Viettel, FPT, CMC... đang ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Khởi nghiệp từ những giá trị cơ bản

Khởi nghiệp từ những giá trị cơ bản

Khởi nghiệp -  4 năm

Startup Coolmate xây dựng mô hình mua sắm theo tủ đồ tuỳ chọn cho nam giới, với mức giá hợp lý, số lượng đồ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Danh mục tủ đồ Coolmate bao gồm hơn 20 sản phẩm: áo thun, quần short, quần lót, tất nam...

Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch vốn cho công ty khởi nghiệp

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch vốn cho công ty khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ được báo cáo trong năm 2020 - 2021.

Yếu tố con người trong khởi nghiệp

Yếu tố con người trong khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Thực tế, tại nhiều startup hiện nay, việc quản trị nhân sự chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chủ quan cá nhân. Do giai đoạn khởi nghiệp thiếu nguồn lực tài chính nên doanh nghiệp chưa thu hút và giữ được nhân tài, chưa quan tâm đầu tư cho hệ thống và xây dựng văn hóa doanh nghiệp…

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  11 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  11 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  16 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  16 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  17 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Diễn đàn quản trị -  20 giờ

Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.