Phát triển bền vững

Đà Lạt đừng theo vết xe đổ của Singapore trong chỉnh trang đô thị

Kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp Thứ bảy, 30/03/2019 - 08:00

Việc ngày càng có nhiều công trình lịch sử thuộc hàng di sản bị xâm hại sẽ làm chết dần bản sắc của Đà Lạt.

Do mong muốn một Singapore hiện đại, Thủ tướng Lý Quang Diệu cho giải tỏa trắng những khu phố người Hoa, người Ấn nhếch nhác, để xây dựng những khu phố thương mại cao tầng. Hậu quả là kinh tế và du lịch của Singapore giảm sút nghiêm trọng, nhưng may mà ông kịp nhận ra và cho chấn chỉnh cho tới ngày hôm nay.

Đập cũ xây mới

Singapore trong những năm đầu sau khi giành được độc lập (năm 1963) gấp rút tiến hành những kế hoạch phát triển đô thị chóng mặt mà không chú trọng vào vấn đề bảo tồn. Một đất nước đi lên từ con số không, Singapore phải đối mặt với việc giải quyết nhà ở cho người dân (lúc đó dân số là 1,8 triệu người, diện tích 700km2). Chính phủ không có thời gian cho cái gọi là "mỹ quan đô thị."

Kiến trúc thuộc địa Anh, phong cách Art Déco vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc dân gian Mã Lai/Trung Hoa là những yếu tố chính trong phong cách kiến trúc của Singapore. Những công trình kiến trúc cổ điển này không đủ sức thuyết phục để chính phủ mới quan tâm, khi họ đang phải đối mặt với những thách thức trong việc phát triển một đô thị hiện đại. "Tại sao chúng ta không dẹp quách những toà nhà đó, khi chúng đơn giản chỉ là những thứ xưa cũ do người nước ngoài xây lên chứ không phải của chúng ta?"

Đà Lạt đừng theo vết xe đổ của Singapore trong chỉnh trang đô thị
Hình ảnh khu phố người Hoa ở Singapore trước khi bị đập bỏ.

Chính sách “đập và xây” được thực hiện suốt từ những năm 60 đến 70 tại Singapore, những mảng tường di tích liên tục đổ xuống để nhường chỗ cho những hạ tầng cơ sở mới được dựng lên. Quy hoạch kiến trúc mới của Singapore được thực hiện theo ba hướng chính: nhà ở, công nghiệp và thương mại. Singapore có thể lấy lý do cần đất phát triển để phá bỏ những công trình xưa.

Năm 1983, Singapore chứng kiến mức sụt giảm đáng ngờ vì lượng du khách tới thăm là 3.5% so với năm trước. Đây là lần sụt giảm đầu tiên của nước này từ năm 1965. Với một nước có nguồn thu lớn dựa vào du lịch như Singapore, việc lượng du khách giảm là một chuyện đáng báo động. Sự sụt giảm đó kéo theo hai mũi nhọn kinh tế khác là thương mại và đầu tư.

Chính phủ đã thành lập Ban đặc trách du Lịch (Tourism Task Force) để nghiên cứu vấn đề, và họ đã tìm ra được nguyên nhân: vào đầu thập niên 80, Singapore đã có kế hoạch xây dựng khu metro hiện đại ngay giữa lòng trung tâm và đã dẹp bỏ một phần khu vực kiến trúc đậm nét Á Đông ở khu Chinatown. Việc này làm giảm đi rõ rệt sự thu hút của Singapore với khách du lịch. Tại sao người ta phải đến Singapore để gặp một khu metropolis hiện đại, khi mà họ còn có thứ hiện đại hơn ở Chicago, New York, Sidney, hay Munich?

Họ phát hiện ra nguyên do đó là chính sách “đập cũ xây mới”.

Năm 1986, chính phủ Singapore ban hành chính sách về bảo tồn với những đánh giá công nhận các khu vực lịch sử của Singapore, bao gồm cả khu kiến trúc Á Đông đến khu kiến trúc Anh thuộc địa. Đã là công trình cần bảo tồn thì không phân biệt ai xây dựng, miễn là chúng có vai trò trong lịch sử phát triển chung.

Năm 1987, Hội đồng Tái phát triển đô thị bắt đầu triển khai việc trùng tu và bảo tồn những công trình trong các khu vực lịch sử, tạo sự tin tưởng từ phía người dân về phía chính phủ trong việc giữ gìn những giá trị riêng của Singapore.

Đà Lạt đừng theo vết xe đổ của Singapore trong chỉnh trang đô thị 1

Năm 1989, Luật Quy hoạch cập nhật và khẳng định việc bảo tồn là một nội dung chính của những phương hướng quy hoạch đô thị. Luật Quy hoạch hiện tại của Singapore được thông qua vào năm 1998 với mục đích quy định rõ việc sử dụng đất và quyền của Bộ Phát triển Quốc gia trong việc chỉ định các khu vực cần bảo tồn.

Việc chỉ định di sản quốc gia được dựa vào bốn yếu tố: Giá trị thẩm mỹ; Giá trị lịch sử; Giá trị xã hội và Giá trị khoa học kỹ thuật.

Singapore thực hiện nghiêm ngặt việc bảo tồn công trình kiến trúc lịch sử. Ngưng ngay việc dỡ bỏ bừa bãi kiến trúc cũ để xây các công trình mới, đồng thời cứu vãn những di tích cũ, Singapore đã cứu chính mình. Lượng du khách đến Singapore không chỉ được phục hồi mà còn tăng mạnh.

Ngoài khu Chinatown, Singapore còn bảo vệ được những khu phố nổi tiếng như đường Koon Seng với hàng loạt nhà phố cùng chung phong cách Đông Dương thuộc địa (khá giống kiểu nhà người Hoa ở khu Chợ Lớn), những khu dinh thự và nhà riêng như Kampong Glam và Tiong Bahru, và hàng loạt địa danh khác, khiến doanh thu dựa vào du lịch của Singapore tăng một cách ổn định.

Bài học nào cho Đà Lạt

Chúng ta không thể biện minh là vì thiếu đất nên những công trình cổ phải nhường chỗ cho những toà nhà mới, phải di dời di tích để nhường chỗ cho công trình khách sạn cao tầng? Đà Lạt thiếu khách sạn nghiêm trọng sao? Lãnh thổ Singapore nhỏ hơn TP. HCM ba lần, và nó lại không có điều kiện nới rộng phạm vi quy hoạch như Đà Lạt, nếu muốn giảm nhiệt thì hoàn toàn có thể lan ra các khu vực lân cận, cụ thể là khu vực phía Bắc và Tây Bắc lõi trung tâm thành phố Đà Lạt.

"Các công trình cũ sẽ không còn giá trị kinh tế" sẽ là một lập luận hết sức hồ đồ.

Chủ trương "đập cũ xây mới" của Singapore cũng từng dựa vào lập luận này, và như đã thấy là một sai lầm nghiêm trọng. Mặt khác, việc đưa chính những công trình cổ đó tích cực vào sử dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế khó chối cãi cho Singapore.

"Những công trình thời thuộc địa thực dân đế quốc không có giá trị lịch sử với ta và do đó không cần được bảo tồn" cũng là một lý lẽ khá ấu trĩ.

Chúng ta cần tỉnh táo tách giá trị lịch sử, xã hội, và thẩm mỹ kiến trúc ra khỏi quan hệ chính trị thực dân - thuộc địa của hai nước. Toà nhà Istana Kmapong Glam của Singapore mang đậm phong cách kiến trúc Anh thuộc hiện nay là Viện Di sản Mã Lai, cho dù nó được xây bởi người Anh. Nó cũng từng khá xuống cấp trước khi được trùng tu.

Đà Lạt là thành phố du lịch quốc tế, nhưng có bao giờ người Đà Lạt chúng ta tự hỏi tại sao du khách đến Đà Lạt không?

Họ đến vì muốn ngắm nhà cao tầng? Họ có thể sang Hong Kong, Singapore, Mã Lai ngắm những cao ốc hoàng tráng hơn rất nhiều. Không ai lên Đà Lạt để ngắm cao ốc. Đà Lạt cần những công trình hiện đại trong lõi trung tâm, không hề, họ đến vì những đồi thông, vì những đường chân trời, vì những giá trị của con người rất Đà Lạt.

Họ đến vì mua sắm và các hoạt động dịch vụ? Không hề có, họ đến Đà Lạt vì sương khói, vì mây chiều lãng đãng trôi. Chúng ta đã khá nổi tiếng trên những diễn đàn hay blog du lịch nước ngoài là nơi ưa chặt chém khách ngoại quốc, và những sản phẩm chúng ta bán thì có thể được tìm thấy ở những nước lân cận với giá thấp hơn nhiều.

Khách nước ngoài đến Đà Lạt là vì phong cách kiến trúc và khí hậu đã định hình văn hoá ở đây, mà hai yếu tố này lại luôn tồn tại song song với nhau. Nếu không có phong cách kiến trúc và khí hậu đậm chất “Đà Lạt”, có lẽ người Đà Lạt đã không có định hình văn hoá đặc trưng như hiện nay, và như vậy thì đã không là điểm đến của dân du lịch. Việc ngày càng có nhiều công trình lịch sử thuộc hàng di sản bị xâm hại đã làm chết dần bản sắc của Đà Lạt.

Đà Lạt đừng theo vết xe đổ của Singapore trong chỉnh trang đô thị 2
Hình ảnh trung tâm Đà Lạt năm 1966.

Chúng ta không thể vì lý do phát triển đô thị mà chính tay ta giết chết những giá trị văn hoá của mình. Chúng ta không thể biến bản thân Đà Lạt thành một Singapore của những năm 60-70, hoàn toàn mất phương hướng, hoàn toàn bão hoà, hoàn toàn bị động dưới những tác động của kinh tế thị trường mà điển hình là kinh tế bất động sản. Không thể biến Đà Lạt thành một thành phố thông minh một sớm một chiều bằng những cao ốc vô hồn phá vỡ cảnh quan.

Chúng ta cần tỉnh táo thực hiện việc bảo tồn song song với phát triển, trước khi quá muộn. Bảo tồn như thế nào phải dựa trên giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị thẩm mỹ rồi mới tính tới chuyện kinh tế.

Startup Singapore và tham vọng trong ngành khách sạn ở Việt Nam

Startup Singapore và tham vọng trong ngành khách sạn ở Việt Nam

Khởi nghiệp -  5 năm
Với mô hình nhượng quyền thương hiệu độc đáo, startup có trụ sở ở Singapore – RedDoorz đặt mục tiêu sẽ trở thành chuỗi khách sạn với 200 điểm đến tại Việt Nam
Startup Singapore và tham vọng trong ngành khách sạn ở Việt Nam

Startup Singapore và tham vọng trong ngành khách sạn ở Việt Nam

Khởi nghiệp -  5 năm
Với mô hình nhượng quyền thương hiệu độc đáo, startup có trụ sở ở Singapore – RedDoorz đặt mục tiêu sẽ trở thành chuỗi khách sạn với 200 điểm đến tại Việt Nam
Chuyện di sản: Từ chuồng bò ở Đức đến Rạp Hòa Bình ở Đà Lạt

Chuyện di sản: Từ chuồng bò ở Đức đến Rạp Hòa Bình ở Đà Lạt

Ống kính -  5 năm

Để có được một thành phố phải mất tới hàng trăm năm kiến tạo nhưng chỉ cần có một quyết định sai lầm trong một khoảnh khắc có thể sẽ phá hủy cả một thành phố.

Quy hoạch lại trung tâm Đà Lạt: Được và mất

Quy hoạch lại trung tâm Đà Lạt: Được và mất

Phát triển bền vững -  5 năm

Quy hoạch mới khu trung tâm Hoà Bình của thành phố Đà Lạt được tỉnh Lâm Đồng công bố gần đây đã gây ra những tranh cãi trái chiều.

Quy hoạch Đà Lạt: Để không phải hối tiếc...

Quy hoạch Đà Lạt: Để không phải hối tiếc...

Ống kính -  5 năm

Hiện đại theo chiều hướng nào? Bản sắc nào còn được giữ lại? Rồi đây người ta sẽ tìm đến Đà Lạt vì điều gì? Làm sao để phát triển vừa hiện đại vừa bản sắc, cơ chế nào được thông qua, quy định nào được phê duyệt, thật khó để tìm một câu trả lời thỏa đáng.

Quy hoạch Đà Lạt: Lựa chọn hôm nay là thành quả hay hậu quả cho ngày mai?

Quy hoạch Đà Lạt: Lựa chọn hôm nay là thành quả hay hậu quả cho ngày mai?

Leader talk -  5 năm

Quy hoạch mới của trung tâm Hoà Bình của thành phố Đà Lạt vừa được chính quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt gây nhiều tranh cãi.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  10 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  13 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  13 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều