Doanh nghiệp
Đại gia Thái chi 2.073 tỷ mua cổ phần nhà máy nước sạch sông Đuống
Hiện doanh nghiệp Thái Lan là cổ đông lớn thứ 2 sau Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên.
Công ty WHA Utilities and Power (WHAUP), thành viên tập đoàn WHA, vừa thông báo đã hoàn tất thương vụ mua 34% cổ phần tại nhà máy nước mặt sông Đuống.
Gần 34 triệu cổ phiếu từ ông Đỗ Tất Thắng đã được chuyển nhượng doanh nghiệp Thái Lan với tổng giá trị hơn 2.073 tỷ đồng.
Sau thương vụ trên, WHAUP hiện là cổ đông lớn thứ hai tại CTCP Nước mặt sông Đuống, đứng sau CTCP Nước Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) làm Chủ tịch HĐQT (41%).
Cổ đông hiện hữu tại doanh nghiệp nước này đã có sự thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của nhà đầu tư Thái Lan và sự rút lui của CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman. Hai cổ đông còn lại là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (nắm giữ 10%) và Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (5%).
Hồi tháng 9 vừa qua, Aqua One và WHAUP đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược về việc phát triển nhà máy nước mặt sông Đuống trong vòng 5 năm tới.
Trước đó, WHAUP hồi cuối tháng 3 đã thông qua công ty con tại Nghệ An mua 47,31% cổ phần tại CTCP Cấp nước Cửa Lò với tổng giá trị gần 23,5 tỷ đồng.
Tập đoàn WHA là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng với người đứng đầu là bà Jareeporn Jarukornsakul, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành.
Theo xếp hạng của Forbes, bà Jareeporn Jarukornsakul hiện sở hữu khối tài sản 865 triệu USD, đứng thứ 35 tại Thái Lan.
WHAUP cho biết khoản đầu tư vào Công ty CP Nước mặt sông Đuống nằm trong kế hoạch chiến lược mở rộng đầu tư của tập đoàn WHA ngoài lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Hiện WHA đang phát triển một khu công nghiệp trên tổng diện tích 3.200ha tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư ước tính 1 tỷ USD.
Cơ hội cho khoản đầu tư của WHAUP trong nhà máy nước mặt sông Đuống là rất lớn giữa bối cảnh các nhà máy nước ngầm tại Việt Nam trong quy hoạch sẽ cạn dần trong vòng 1 - 2 thập kỷ tới cùng tính độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực cung cấp nước.
Phạm vi cấp nước của nhà máy nước mặt sông Đuống bao gồm khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề.
Nhà máy này mới đi vào hoạt động gần đây, có quy mô gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 ở mức 5.000 tỷ đồng.
Sau khi khánh thành giai đoạn 1, nhà máy đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Dự kiến nhà máy sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023, công suất đạt 600.000 m3/ngày đêm và năm 2030 công suất đạt 900.000 m3/ngày đêm.
Băn khoăn làn sóng đầu tư tư nhân vào nước sạch
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.