Đăng ký quyền nhãn hiệu kịp thời là điều “phải làm” khi thành lập một doanh nghiệp mới. Gorjan Jovanovski - một doanh nhân trẻ đến từ Bắc Macedonia - đã buộc phải đổi tên thương hiệu của công ty mình khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời.
Vào năm 2014, Gorjan Jovanovski đã phát triển và tung ra một ứng dụng theo dõi tình trạng ô nhiễm không khí ở Bắc Macedonia có tên là MojVozduh (MyAir). Ứng dụng đã thành công rực rỡ và thu hút hơn một triệu người dùng.
Tuy nhiên, khi đăng ký MojVozduh (MyAir) làm nhãn hiệu, Gorjan mới biết rằng một công ty khác đã tuyên bố quyền sở hữu tên này, buộc anh phải đổi thương hiệu. Vì vậy, Gorjan đã chia sẻ kinh nghiệm của mình để các doanh nghiệp nhỏ khác hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời.
Gorjan là một kỹ sư phần mềm, doanh nhân và một nhà hoạt động vì môi trường đầy nhiệt huyết. Vào năm 2014, khi đang lướt qua một nguồn dữ liệu mở từ Bộ Môi trường và Quy hoạch Vật lý của Bắc Macedonia, Gorjan đã rất sốc khi phát hiện ra rằng mức độ ô nhiễm không khí ở đất nước mình cao đến mức nguy hiểm.
Mặc dù đây là những dữ liệu công khai, nhưng lại được trình bày theo cách phức tạp, khó hiểu và rất khó để người dùng bình thường hình dung ra. Vì vậy, Gorjan quyết định phát triển một ứng dụng để diễn giải dữ liệu nhằm lan tỏa nhận thức cộng đồng về ô nhiễm không khí.
Ứng dụng và trang web dành cho thiết bị di động MojVozduh (MyAir) được phát triển dựa trên các nguồn dữ liệu mở liên quan đến ô nhiễm không khí, giải thích dữ liệu bằng thuật ngữ đơn giản và sắp xếp dữ liệu theo cách thân thiện với người dùng.
Gorjan cho biết: “Ứng dụng của chúng tôi tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, từ vệ tinh, chính phủ và mạng trạm tình nguyện, và hiển thị dưới dạng đơn giản khiến cho bất kỳ ai cũng có thể hiểu được.
AirCare phải đối mặt với vấn đề về nhãn hiệu
Ứng dụng MojVozduh (MyAir) đã thành công rực rỡ, thu hút hơn một triệu người dùng. Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho đến khi Jovanovski bắt đầu quá trình đăng ký bản hộ nhãn hiệu MojVozduh (MyAir). Nếu được bảo hộ những quyền này, Gorjan có thể quảng bá thương hiệu của mình tốt hơn và kiểm soát được những người sử dụng thương hiệu của mình.
Và đó là lúc Gorjan ngạc nhiên khi biết rằng một người khác đã tuyên bố quyền sở hữu cái tên này và đang kiếm lợi từ thành công của MyAir: “Tôi không nghĩ ai đó sẽ làm điều này, đặc biệt là những người mà tôi biết. Nhưng họ đã đăng ký một công ty và sử dụng tên MojVozduh (MyAir) để bán máy lọc không khí, cố đánh lừa người tiêu dùng rằng chúng tôi là những người đứng sau công nghệ này,” Anh giải thích.
Đây là một bài học khó khăn cho công ty của Gorjan. “Tôi thực sự hối hận vì đã không nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm hơn. Nếu tôi biết điều này có thể xảy ra, tôi chắc chắn sẽ làm như vậy,” anh Gorjan cho biết.
Sau 5 năm làm việc, Gorjan đã đổi tên ứng dụng của mình từ MyAir thành AirCare. Anh nói: “Mặc dù muốn giữ tên ban đầu là MojVozduh (MyAir), nhưng sau những gì đã xảy ra, tôi quyết định đổi tên ứng dụng thành AirCare. Đây là cái tên có thể được bảo hộ ở nước ngoài”.
Hiện tại, Gorjan đang đàm phán với các luật sư sở hữu trí tuệ (IP) để đăng ký bảo hộ AirCare tại các thị trường mục tiêu khác để ngăn chặn bất kỳ ai khác lợi dụng thành công của mình để thu lợi tài chính.
Ứng dụng vì mục đích xã hội
Bằng cách nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí thông qua AirCare, nhóm của Gorjan mong muốn mọi người sẽ có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường vì một tương lai tốt đẹp hơn. “Tôi muốn mọi người quan tâm đến các vấn đề dài hạn như ô nhiễm không khí và khủng hoảng khí hậu,” anh giải thích.
AirCare là một ứng dụng di động vì mục đích xã hội. Kể từ năm 2020, Gorjan đã tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc tạo ra AirCare, từ đó giúp các nhà bảo vệ môi trường cũng như những công dân quan tâm phổ biến thông tin về mức độ ô nhiễm không khí cao trên khắp thế giới.
"Chúng tôi đem đến cho mọi người những hiểu biết về vấn đề ô nhiễm không khí và trao quyền cho họ hành động. Chúng tôi kết nối họ với các tổ chức phi chính phủ và các nhóm môi trường địa phương, thông báo cho họ về những hội thảo và chương trình hành động tại địa phương cũng như các chính trị gia mà họ có thể tìm đến," anh giải thích.
Gorjan cũng là người đồng sáng lập sáng kiến đô thị xanh Green Humane City, đồng thời là một thành viên độc lập của hội đồng thành phố Skopje vào năm 2021. "Tôi là một nhà hoạt động môi trường trong tám năm qua. Gần đây, tôi đã tham gia tranh cử với tư cách là thành viên độc lập của hội đồng thành phố, và tôi đã thành công!” anh nói.
Jovanovski đã có hơn 50 buổi nói chuyện trước công chúng về ô nhiễm không khí ở Skopje, Bắc Macedonia. Anh ấy cũng đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm giải thưởng Chất lượng Macedonian năm 2020, giải thưởng Doanh nhân trẻ xuất sắc nhất Châu Âu năm 2020 do World Summit Awards trao tặng, cũng như giải thưởng toàn cầu của Liên hợp quốc cho những nỗ lực của anh ấy với AirCare. Đồng thời, Gorjan Jovanovski cũng là một người trẻ được hân hạnh vinh danh trong Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới.
Giới thiệu về AirCare AirCare là một ứng dụng di động giúp mọi người biết chất lượng không khí tốt hay xấu ở quốc gia của họ. Ứng dụng nhằm mục đích thông báo cho mọi người dân về chất lượng không khí mà họ hít thở, giúp nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng hành động. Ứng dụng có sẵn trên Android, iOS và Internet Đã tải xuống hơn 500.000 lần Phiên bản đầu tiên ra mắt vào tháng 12 năm 2014 Sử dụng dữ liệu mở để hiển thị ô nhiễm không khí Có hơn 12.000 trạm đo lường ở hơn 30 mạng trên toàn thế giới Có mặt tại hơn 40 quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Úc
Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.
Năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới. Và sau 72 năm, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có GDP cao thứ 4 châu Á và cao thứ 10 trên thế giới. Nhiều yếu tố đã đóng góp vào sự thành công của Hàn Quốc, và sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong số đó.
Có nhu cầu lớn và đa dạng đối với những sản phẩm lợi thế của Việt Nam, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường châu Phi là quản lý tài sản trí tuệ.
Chỉ còn vài ngày nữa, FIFA World Cup 2022, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra. Bên thềm sự kiện, chủ đề sở hữu trí tuệ trong World Cup cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.