Hơn 42 nghìn tỷ tại các dự án nhà nước có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đây là tổng mức đầu tư được phê duyệt sau dùng của 43 dự án thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương và 8 dự án của các ông lớn Nhà nước.
Tính đến thời điểm 25/8/2017, theo báo cáo của các bộ, ngành có 43 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, tổng vốn đầu tư được phê duyệt nhiều nghìn tỷ đồng
Theo nội dung Công văn số 7454/BKHĐT-PTDN về Báo cáo Đề án nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư, 43 dự án thuộc các bộ, ngành có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả tại doanh nghiệp do các bộ ngành quản lý tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng (cảng biển, kho bãi), nông nghiệp (thuỷ sản, cao su, cà phê) hoặc đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy.
Ngoài ra có 8 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư.
Cụ thể như sau:
Bộ Thông tin và truyền thông: Theo báo cáo tại Công văn số 2270/BTTTT-QLDN ngày 28/6/2017, Bộ Thông tin và truyền thông đã có tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1679/BTTTT-QLDN ngày 13/7/2017. Theo đó 3/4 doanh nghiệp nhà nước do bộ quản lý là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Mobifone và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam chưa có dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi.
Riêng Tổng công ty truyền thông đa phương tiện có một số dự án đầu tư có mục đích sử dụng cho Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã được thực hiện, có nguy cơ giảm hiệu quả khi việc bàn giao, chia tách Đài VTC chưa được hoàn thành (Dự án xây dựng trụ sở Đài VTC, Dự án Trung tâm truyền thông đa phương tiện, Dự án nâng cao năng lực Trung tâm truyền thông đa phương tiện, Dự án hiện đại hoá thiết bị trường quay bằng công nghệ cao: Bốn dự án có tổng mức đầu tư là 1.678 tỷ đồng và hầu hết đưa vào sử dụng trong năm 2014 hoặc 2015, nhưng tỷ lệ sử dụng thấp).
Bộ Quốc phòng: Theo báo cáo tại Công văn số 7318/BQP-KHĐT ngày 27/6/2017, Bộ Quốc phòng đã thống kê các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả theo 02 nhóm là các dự án đã đưa vào sản xuất, vận hành và các dự án tạm dừng, dở dang chưa hoàn thiện đầu tư.
Nhóm các dự án đã đưa vào sản xuất, vận hành bao gồm: các dự án trồng cao su kém hiệu quả sang Lào, Campuchia thuộc Tổng công ty 15; các dự án nâng công suất khai thác than tại mỏ Đông Rì, mỏ Nam Khe Tam của Tổng công ty Đông Bắc.
Nhóm các dự án tạm dừng, dở dang chưa hoàn thiện đầu tư: Là các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như xây dựng khu đô thị của Công ty TNHH MTV Hà Thành; dự án xây dựng khu nhà ở, dịch vụ thương mại và văn phòng của Tổng công ty Thành An (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) và dự án xây dựng khu nhà ở, dịch vụ thương mại và văn phòng Thành An Tower tại 21 Lê Văn Lương, Hà Nội; dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Sunshine Hill I và Sunshine Hill II của Tổng công ty Thái Sơn.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Theo báo cáo tại Công văn số 6399/BNN-QLDN, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống kê có 27 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam (11 dự án), Tổng công ty Cà phê (13 dự án), Công ty TNHH MTV Thuỷ sản Hạ Long (3 dự án), với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng là 909,76 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các nhóm là nhóm dự án đã tạm dừng hoạt động (13 dự án), nhóm dự án đang sản xuất, vận hành nhưng thua lỗ (8 dự án).
Bộ Giao thông vận tải: Theo báo cáo tại Công văn số 8694/BGTVT-QLDN ngày 04/8/2017, Bộ Giao thông vận tải thống kê có 2 doanh nghiệp có các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đây là tổng mức đầu tư được phê duyệt sau dùng của 43 dự án thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương và 8 dự án của các ông lớn Nhà nước.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.