Hơn 42 nghìn tỷ tại các dự án nhà nước có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả

Tiêu Phong Thứ năm, 21/09/2017 - 08:47

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đây là tổng mức đầu tư được phê duyệt sau dùng của 43 dự án thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương và 8 dự án của các ông lớn Nhà nước.

Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên bị bỏ dở dang trong nhiều năm qua. Ảnh Tuổi trẻ

Bộ Kế hoạch và đầu tư có Công văn số 7454/BKHĐT-PTDN về Báo cáo Đề án nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Theo nội dung công văn, về số lượng các đơn vị đã gửi báo cáo: Tính đến ngày 25/8/2017, có 11/22 bộ, cơ quan ngang Bộ (Nội vụ, Văn hóa thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Quốc phòng, Giáo dục và đào tạo, Ủy ban dân tộc), 1/8 cơ quan thuộc Chính phủ (Đài Truyền hình Việt Nam), 39/63 địa phương, 2/6 tập đoàn kinh tế (VNPT, VRG), 9 tổng công ty (Vinafood 1, Vinafood 2, SCIC, Vinataba, Vinalines, SBIC, Vinapaco, Vinacafe, Khánh Việt) đã gửi báo cáo theo hướng dẫn tại Công văn số 4917/BKHĐ-PTDN của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Một số Bộ, địa phương quản lý nhiều doanh nghiệp nhà nước như Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND TP. Hà Nội, UBND TP. HCM; một số tập đoàn kinh tế là Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hoá chất, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Than - Khoáng sản, một số tổng công ty như Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị… chưa gửi báo cáo theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Theo thống kê tại các báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến 25/8/2017 có 43 dự án của các doanh nghiệp (các tổng công ty, công ty) thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương, 8 dự án thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 42.744 tỷ đồng là các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả theo một số tiêu chí do Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất.

Cụ thể như sau: Số dự án có tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng so với mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 15 dự án (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 22.536 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu).

Số dự án có doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt: 25 dự án (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 11.384 tỷ đồng, tăng 1,14 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu).

Số dự án đầu tư dở dang, chưa đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đầu tư: 29 dự án (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 4.236 tỷ đồng, tăng 1,15 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu).

Số dự án đầu tư đã đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không bù đắp được chi phí vận hành; chi phí sản xuất thực tế cao hơn chi phí sản xuất theo tính toán khi thiết kế dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi); thời gian lỗ thực tế kéo dài hơn thời gian lỗ kế hoạch: 20 dự án (tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 12.465 tỷ đồng, tăng 1,21 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu).

Không có dự án nào có giá thành sản phẩm thực tế cao hơn giá thành sản phẩm theo tính toán khi thiết kế dự án. Ngoài ra có 8 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư

Báo cáo cũng cho biết, có 9 cơ quan (Bộ Nội vụ, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Y tế, Uỷ ban dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam) không có các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả thuộc các doanh nghiệp nhà nước do các cơ quan này là đại diện chủ sở hữu.

Ngày 16/6/2017, Bộ Kế hoạch và đầu tư có Công văn số 4917/BKHĐT-PTDN đề nghị các bộ ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước rà soát các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở một số tiêu chí như:
- Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng so với mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt;
- Dự án đầu tư dở dang, chưa đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đầu tư;
- Dự án đầu tư đã đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không bù đắp được chi phí vận hành; chi phí sản xuất thực tế cao hơn chi phí sản xuất theo tính toán khi thiết kế dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi); thời gian lỗ thực tế kéo dài hơn thời gian lỗ kế hoạch;
- Giá thành sản phẩm thực tế cao hơn giá thành sản phẩm theo tính toán khi thiết kế dự án.



Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  34 phút

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  47 phút

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  3 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  18 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  18 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  21 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.