Leader talk
Dấu ấn thử thách của các doanh nhân Sao Đỏ
Hành trình lớn mạnh của cộng đồng doanh nhân Sao Đỏ sau hơn hai thập kỷ cũng đồng thời là chặng đường phát triển của các doanh nhân, doanh nghiệp đầy bản lĩnh với nhiều dấu ấn thử thách.

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, phong trào doanh nhân trẻ xuất hiện và nhanh chóng lan rộng khắp cả nước, tạo ra luồng gió mới thôi thúc thế hệ trẻ dấn thân vào thương trường.
Trong bối cảnh quan niệm của xã hội về giới doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn là rào cản cho phát triển, sự ra đời của giải thưởng Sao Đỏ năm 1999 nhằm tôn vinh những gương mặt doanh nhân trẻ xuất sắc được xem như một bước tiến quan trọng để giới doanh nhân có cơ hội được ghi nhận và tự tin vươn lên thể hiện mình, làm giàu chính đáng cho bản thân và đóng góp cho xã hội.
Những gương sáng điển hình đã được điểm tên, góp phần khơi dậy tinh thần lập nghiệp trong thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhớ lại thời điểm năm 2001, ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông thừa nhận không đủ tự tin nhưng vẫn mạnh dạn đăng ký vì cho rằng đó là một lần thử sức, cũng là một lần “khám sức khỏe” doanh nghiệp và chính bản thân người lãnh đạo.
Trở thành doanh nhân Sao Đỏ với ông Phong là dấu mốc quan trọng trong đời làm kinh doanh bởi đó không chỉ là cơ hội quảng bá thương hiệu cá nhân mà quan trọng hơn là hun đúc trong ông khí chất doanh nhân trẻ với nhiệt huyết làm giàu cho mình, cho đất nước.
Đến năm 2014, ông Lê Phụng Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thương mại Citicom cũng mạnh dạn tham gia với tâm thế “tiến bộ và tự tin hơn qua mỗi giải thưởng”. Năm đó, ông chỉ dừng lại ở nhóm 100 doanh nhân trẻ tiêu biểu. Ông nhận ra rằng phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể sánh vai với các doanh nhân trẻ xuất sắc khác. Sau ba năm, ông một lần nữa đăng ký và trở thành một trong mười doanh nhân Sao Đỏ 2017.
“Giải thưởng Sao Đỏ đã tạo sự kích thích lớn để doanh nhân và doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, bền vững hơn; tạo niềm tin nội tâm và tự đánh giá để mỗi doanh nhân hun đúc động lực và nỗ lực phát triển. Đó mới là thứ làm nên dấu ấn”, ông Lê Phụng Thắng trên cương vị Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ nhận định.

Trong suốt ba thập kỷ đổi mới, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh khá nhanh nhờ hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, nắm bắt cơ hội nhạy bén và khai thác được lợi thế cạnh tranh của đất nước, đặc biệt là vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào và xu thế đổi mới mạnh mẽ.
Trong các thời kỳ khủng hoảng với muôn vàn khó khăn, rất nhiều doanh nhân đã vượt khó để tồn tại và phát triển, khẳng định vị thế, là lực lượng xung kích trong phát triển đất nước. Việt Nam cũng được đánh giá cao về tinh thần khởi nghiệp trong khu vực.
Từ những doanh nghiệp non trẻ, Việt Nam đã hình thành tên tuổi các doanh nghiệp lớn mang tầm quốc gia và vươn tầm quốc tế. Trong đó, nổi lên tinh thần vươn lên mạnh mẽ của các doanh nhân Sao Đỏ với những cái tên như ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), ông Trần Bá Dương (Thaco Trường Hải), ông Nguyễn Tuấn Hải (Alphanam), bà Hà Thu Thanh (Deloitte), bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ), ông Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát), ông Đặng Hồng Anh (TTC)…,
Dù là doanh nhân Sao Đỏ hay doanh nhân trẻ tiêu biểu, họ đều mang trong mình niềm tự hào rất lớn vì đã ghi những dấu ấn thử thách trong nhưng năm qua.
Đặc biệt, những người được vinh danh năm 2022 sẽ là minh chứng cho những dấu ấn này vì những nỗ lực đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng “vô tiền khoáng hậu” do đại dịch Covid-19 gây nên suốt hơn hai năm liền. Đại dịch có thể coi là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp có khát vọng muốn khẳng định mình bởi khó khăn qua đi, thời cơ sẽ đến.

Ông Nguyễn Doãn Thắng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 đã gây nên một cuộc khủng hoảng rất lớn đối với đa phần doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cũng vì vậy mà một trong những điểm mới của giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt nam tiêu biểu 2022 là sẽ phải xem xét kỹ hơn về trọng số cho các tiêu chí bình chọn để phù hợp với thực tế.
Ví dụ, bên cạnh các các chỉ tiêu tăng trưởng, các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững sẽ được đánh giá cao. Những thành tựu cụ thể trong ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp, các giá trị chia sẻ, cống hiến cho xã hội và cộng đồng…cũng là những tiêu chí được ưu tiên.
Nhìn lại các thế hệ doanh nhân Sao Đỏ, một đặc điểm đã trở thành cái “cốt” là bền gan, vững chí và sức kiên trì cao. Bước vào vận hội mới, các doanh nhân xuất sắc sẽ gây dựng được doanh nghiệp với hai đặc tính: bền bỉ và linh hoạt. Đó là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ mà bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cạnh tranh toàn cầu và trong một thế giới nhiều biến cố.
Bên cạnh đó, doanh nhân Sao Đỏ thế hệ mới là những người trẻ có khát vọng phát triển cộng đồng, hướng đến cộng đồng ngay từ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nhân trẻ và doanh nhân Sao Đỏ thời đại mới với sự kết nối của trí tuệ, của công nghệ cùng nền tảng của kinh nghiệm được truyền lại từ các thế hệ trước sẽ sẵn sàng cho một sự phát triển nhanh mà bền vững.
Các doanh nhân trẻ sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng, và sẵn sàng đổi mới để có sự tương tác tốt nhất đối với môi trường thiên nhiên. Họ cũng đã sẵn sàng và đủ sức mạnh để vượt mọi thử thách, mơ giấc mơ lớn với khát vọng Việt Nam phát triển hùng cường.
Khát vọng doanh nhân Sao Đỏ thế hệ mới
Chân dung doanh nhân trẻ tiêu biểu thế hệ mới
Những doanh nhân Sao Đỏ, Doanh nhân trẻ tiêu biểu hiện nay và thời gian tới sẽ kế thừa những giá trị cốt lõi của người doanh nhân Việt đã được hình thành và vun đắp nhiều năm qua, cộng với sự sáng tạo, đột phá trong tư duy và cách làm để góp sức hiện thực hoá khát vọng đưa Việt Nam trở thành “con hổ châu Á mới”.
Doanh nhân Pháp đưa chocolate Việt Nam đi khắp thế giới
Thấu hiểu và trận trọng các giá trị Việt là yếu tố quan trọng để đồng sáng lập người Pháp của thương hiệu Marou thành công trên chặng đường 10 năm đưa chocolate Việt Nam đi khắp thế giới.
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ: Nhìn đa chiều để kế nghiệp thành công
Với những người trẻ thuộc thế hệ kế nghiệp ở các doanh nghiệp gia đình, lời giải cho sự thành công đến từ khả năng đa dạng hoá và nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn đa chiều.
VCCI: 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt
Bộ quy tắc đạo đức doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nhân về đạo đức, lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng văn hoá kinh doanh, và đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.