Dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI

Lam Giang Thứ hai, 26/09/2022 - 20:11

Việc thu hút vốn FDI trong tháng 9 đã có sự cải thiện so với tháng trước đó, đặc biệt là phần vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm khi gấp 3 lần so với tháng 8, vốn đăng ký cấp mới cũng tăng 37%.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong 9 tháng qua đạt hơn 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm thêm 3 điểm phần trăm so với 8 tháng, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/9/2022.

Cụ thể, 1.355 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 12% với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký của các dự án mới đạt trên 7,12 tỷ USD, giảm 43%.

Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 769 lượt dự án, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng 30%.

Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại có 2.697 lượt, giảm 4,7% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,28 tỷ USD, tăng 2%.

Dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI

Việc thu hút vốn FDI trong tháng 9 đã có sự cải thiện so với tháng trước đó, đặc biệt là phần vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm khi gấp 3 lần so với tháng 8, vốn đăng ký cấp mới cũng tăng 37%.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, mức giảm của tổng vốn đăng ký FDI trong 9 tháng vẫn đang ngày càng bị ‘đào sâu’.

Tình hình thế giới đang biến động ngày càng nhanh. Những dự báo vào tháng 6 và trước đó dường như không còn đúng khi cho rằng tình trạng ‘ảm đạm’ trong thu hút FDI của Việt Nam chỉ là ‘tạm thời’ trong các tháng đầu năm.

Lập luận chính được đưa ra rằng: trong bối cảnh gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc buộc các công ty tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này, Việt Nam được dự báo sẽ là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới với các lợi thế về chính sách chuyển mình và phát triển, nới lỏng các hạn chế đầu tư, quản lý tài khoá tốt…

Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái toàn cầu được liên tục cảnh báo từ tháng 7 tới nay khiến các tập đoàn lớn trên thế giới phải ‘dè chừng’ trong các quyết định đầu tư ra nước ngoài, việc thu hút FDI thời gian tới được nhiều chuyên gia dự báo sẽ càng khó khăn hơn.

Trong 9 tháng đầu năm nay, theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18/21 ngành lĩnh vực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ.

Dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI 1

Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,7% và 16% tổng số dự án.

Theo đối tác đầu tư, 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI 2

Về số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 9 tháng qua, cụ thể chiếm 21% số dự án mới, 36% số lượt điều chỉnh và 35% số lượt góp vốn mua cổ phần.

Trong đó, bên cạnh lĩnh vực sản xuất, bất động sản đang thu hút nguồn vốn FDI đáng kể từ Hàn Quốc trong những năm gần đây. Nổi bật trong đầu năm nay là khoản đầu tư 900 triệu USD của Lotte E&C để phát triển khu đô thị thông minh mang tên “Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm”.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó TP.HCM vươn lên vị trí dẫn đầu. Tiếp theo là Bình Dương (số tăng 58% so với cùng kỳ năm trước), Bắc Ninh (gấp 2,1 lần so với cùng kỳ).

Dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI 3

Nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới (42%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (15% sau Hà Nội là 18%).

Tính lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 431,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, (kể cả dầu thô) ước đạt 210,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 209 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực này ước đạt gần 181,8 tỷ USD, tăng 14% so cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài 9 tháng xuất siêu trên 29 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 27,3 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 23,3 tỷ USD.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư, việc thu hút vốn FDI thấp sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, có thể tác động kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỉ giá… trong trung và dài hạn.

Chất lượng FDI chậm được cải thiện, thiếu các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, liên kết chặt chẽ và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho khu vực trong nước.

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Tiêu điểm -  2 năm
Đây là hai động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuối năm và cả năm 2023 khi nhu cầu trên thế giới có nguy cơ giảm mạnh do suy thoái kinh tế và lạm phát cao.
Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Tiêu điểm -  2 năm
Đây là hai động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuối năm và cả năm 2023 khi nhu cầu trên thế giới có nguy cơ giảm mạnh do suy thoái kinh tế và lạm phát cao.
Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Tiêu điểm -  2 năm

Đây là hai động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuối năm và cả năm 2023 khi nhu cầu trên thế giới có nguy cơ giảm mạnh do suy thoái kinh tế và lạm phát cao.

Một số kinh nghiệm của Quảng Ninh trong thu hút FDI

Một số kinh nghiệm của Quảng Ninh trong thu hút FDI

Leader talk -  2 năm

Bên cạnh thúc đẩy cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh Quảng Ninh còn ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khuyến khích FDI đón đầu xu hướng mới

Khuyến khích FDI đón đầu xu hướng mới

Tiêu điểm -  2 năm

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành và địa phương cần xác định và ưu tiên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với những lĩnh vực có tiềm năng thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp phụ trợ, những lĩnh vực Việt Nam chưa thể đáp ứng trong chuỗi cung ứng.

Vốn FDI rót vào Việt Nam ngày càng 'ảm đạm'

Vốn FDI rót vào Việt Nam ngày càng 'ảm đạm'

Tiêu điểm -  2 năm

So với con số 25,7% của tháng 7, mức tăng của góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại 8 tháng đã tụt mạnh, chỉ còn tăng 3,6%. Trong khi đó vốn đăng lý mới chưa hồi phục hoàn toàn sau 2 năm Covid, cùng với vốn điều chỉnh gần như đang ‘giậm chân tại chỗ’, dẫn đến mức giảm của tổng vốn đăng ký FDI so với cùng kỳ năm 2021 ngày càng bị ‘đào sâu’.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 phút

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  19 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  23 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  23 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.