Đứng lên từ ‘bão’ Covid, viết tiếp ước mơ…
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Du lịch Việt Nam “đi trước về sau” đang là nội dung được xã hội quan tâm và góp ý. “Đi trước” là mở cửa sớm, chủ động phục hồi nhưng kết quả du lịch lại xếp sau nhiều nước. Tôi nghĩ, không hẳn vậy.
Việt Nam đi trước?
Giữa lúc dịch bệnh đang căng thẳng, cuối hè 2021, Thái Lan đã mạo hiểm, thí điểm đón du khách với Blue Zone Sandbox ở Phukhet và tích cực chuẩn bị mở cửa tăng tốc.
Việt Nam mở cửa du lịch từ 15/3/2022 nhưng chủ yếu nội địa và Outbound. Cửa đón khách Inbound vẫn thụt thò. Singapore (tháng 6), Malaysia (tháng 8) mở cửa chậm hơn Việt Nam nhưng cửa rộng và thoáng hơn.
Tháng 8/2022, theo Nikkei, Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về phục hồi sau dịch nhưng sau đó chậm dần vì thiên hạ chạy nước rút. Mở cửa sớm là yếu tố thuận lợi ban đầu. Quyết định là cửa rộng hay hẹp, mở toang thông tầm hay mở nửa vời, giờ giấc tùy chủ. Quan trọng nhất là thái độ đón khách và những gì khách nhận được.
Du lịch Việt Nam chậm chân từ lâu chứ không chỉ sau dịch. “Kiểm kê gia tài, không ai bằng mình” nhưng “quản lý tài sản, mình chẳng bằng ai”. Nguyên nhân và giải pháp vẫn còn ít nhiều khác biệt, chưa đồng nhất, nhưng tương đối đủ. Chỉ thiếu cách làm và thiếu người chịu trách nhiệm.
Một năm nỗ lực
Năm 2022, du lịch Việt Nam có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Du lịch nội địa ngoạn mục đạt 101,3 triệu lượt khách, vượt 68,9% chỉ tiêu 2022; tăng 19,2% so với 2019; những con số mơ ước của nhiều quốc gia. Outbound chưa có số liệu nhưng tương đối khả quan. Inbound chỉ đạt 3,5 triệu lượt, bằng 70% chỉ tiêu, giảm 80,6% so với 2019.
TP.HCM đón hơn 3,4 triệu khách quốc tế; đạt 99% chỉ tiêu 2022, giảm 59,3% so với 2019 (cả nước giảm 80,6%). Khách nội địa là hơn 31,2 triệu người, vượt 24,9% chỉ tiêu, giảm 4,7% so với 2019. Tổng doanh thu 131.138 tỷ đồng, vượt 45,7% chỉ tiêu; giảm 6,5% so với 2019. Dù khách quốc tế giảm 59,3%, khách nội địa giảm 4,7% nhưng tổng doanh thu chỉ giảm 6,5% so với 2019, là tín hiệu tăng khá doanh thu đầu khách, rất đáng mừng với du lịch TP.HCM.
Du lịch Inbound thế giới, chưa nước nào vượt qua 50% lượng khách 2019. Năm 2022, Thái Lan đón hơn 10 triệu khách quốc tế, Việt Nam là 3,5 triệu. Con số này 2019 là gần 40 triệu và hơn 18 triệu. Với các nước, số lượng khách không quan trọng bằng tổng doanh thu, đặc biệt là chi tiêu đầu khách.
Nhìn ra thế giới
Xếp hạng của UWTO (United Nations World Tourism Organization) 2019 về lượng khách và doanh thu.
Trong Topten lượng khách thế giới: Pháp thứ 1 (89,4 triệu); Mỹ thứ 3 (79,3 triệu); Trung Quốc thứ 4 (65,7 triệu); Thái Lan thứ 8 (39,8 triệu). Topten doanh thu (usd): Mỹ thứ 1 (214,1 tỷ) , Pháp thứ 3 (63,8 tỷ); Thái Lan thứ 4 (60,5 tỷ); Trung Quốc thứ 10 (40,1 tỷ).
Doanh thu đầu khách của Mỹ là 2.700USD, Thái Lan là 1.520USD, Trung Quốc là 610USD. Topten lượng khách châu Á, Việt Nam thứ 7 (thứ 3 Asean, sau Thái Lan, Maylaysia), không có Singapore. Topten doanh thu Asia, không có Việt Nam, Singapore hạng 9, xếp trên cả Malaysia (thứ 4 châu Á về lượng khách).
Vì đâu nên nỗi
Nhiều người cho rằng do Việt Nam không chịu mở rộng không gian và thời gian miễn thị thực như Thái Lan. Chỉ đúng một phần nhỏ vì visa không phải là đũa thần. Khách bỏ cả ngàn USD du lịch, vài chục USD thị thực không hẳn là rào cản lớn. Mỹ, Nhật, Hàn, châu Âu có miễn visa đâu mà khách Việt vẫn ùn ùn xếp hàng du lịch?
Không ít người bảo do quảng bá kém. Không sai, nhưng trước khi đón khách tới, phải quét dọn, sửa sang nhà cửa, dặn dò người phục vụ. Bằng không “lợi bất cập hại”, chẳng thà không đến, còn hơn đến mà phật lòng, quảng cáo ngược thì nguy. Có người đề nghị tổ chức thêm nhiều lễ hội lớn, tầm cỡ quốc tế (hiện có hơn 7.966 lễ hội, chưa đủ sao?)... Tất cả đều đúng nhưng chưa phải nguyên nhân chính.
Gốc của mọi vấn đề là con người, nhất là các cấp quản lý. Du lịch thiên hạ là Industry - công nghiệp đúng nghĩa. Du lich Việt là Services - "dịch vụ thập cẩm". Quản lý, đa phần là cán bộ chính trị, quen làm kiểu phong trào. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên lợi nhuận và môi trường, phải là ưu tiên số một.
Du lịch Việt đang tồn tại hai thái cực song hành. Quản lý kiểu đoàn thể, chạy theo số lượng, số liệu nhảy múa. Dễ nhất là gom khách đi chùa, đền và các lễ hội miễn phí (Hội cũng chưa đúng, nói chi Lễ) vào khách du lịch. Không nước nào doanh thu đầu khách chỉ hơn 140.000 đồng (tỉnh thấp nhất)?
Các di tích, danh thắng tự nhiên bị biến dạng (nhân danh trùng tu), bị lấn chiếm và thu hẹp vì nhiều lý do. Các điểm đến nhân tạo xâm hại môi trường, phá vỡ cảnh quan. Nông thôn Việt đang bị xóa sổ vì bê tông hóa tùy tiện, thô kệch. Vì lợi nhuận trước mắt, không ít dự án bất chấp. Du lịch bền vững, có trách nhiệm gần như chỉ trên giấy, trong mấy hội thảo, hội nghị.
Cốt lõi vấn đề du lịch Việt chậm chân là chưa đủ hấp lực. Không yêu quê mình đủ, làm sao rủ khách đến. Việc dễ nhất, không tốn tiền, ai cũng làm được là thái độ thân thiện, tinh thần phục vụ nhiệt thành và nụ cười chào khách, từ các cửa khẩu quốc tế đến từng dịch vụ; nói bao nhiêu năm vẫn không làm nổi. Chậm, còn may hơn lùi.
Theo UNWTO, du khách 3 nước chi tiêu cao nhất thế giới (theo ngày) là Trung Quốc (277 USD), Mỹ (144 USD) và Đức (94 USD). Khi đến Việt Nam, khách Trung Quốc luôn bị chê là keo kiệt, không chịu chi tiêu. Đơn giản vì không có gì để mua, kể cả quà lưu niệm và thiếu chỗ để chơi, để tiêu tiền. Làm gì cũng sợ thì tốt nhất là không làm gì cả?
Người bi quan phán, du lịch Việt không phát triển nhanh, chậm mà “Không chịu phát triển”. Bao nhiêu góp ý, đề xuất, hiến kế về những tồn tại của du lịch Việt cứ rơi vào quên lãng, không ai trả lời. Từ nhà vệ sinh, rác, vệ sinh thực phẩm và môi trường đến an ninh xã hội, trật tự giao thông... Bao năm rồi cứ mỗi bài ca “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Thảm họa “Kit test Việt Á” và “Chuyến bay giải cứu” là điểm trừ lớn trong mắt du khách quốc tế.
Nhiêu Lộc Thị Nghè, “kỳ tích Sài Gòn”, “Hoa hậu du lịch đường thủy”, kênh duy nhất có cống ngầm khổng lồ dài gần 9km và hơn 60km cống nhỏ thu gom nước thải vẫn đang bị đe dọa bức tử bởi rác thải, xiệc điện. Doanh nghiệp làm du lịch gặp đủ thứ khó về bến bãi, trang thiết bị (cứ như thuyền đi biển). Muốn làm đẹp chân cầu, phải qua các cửa giao thông đường bộ, đường thủy, điện lực, cây xanh, môi trường, thông tin văn hóa...
Làm du lịch sinh thái rừng khó hơn cá chép vượt vũ môn. Phải qua nhiều cơ quan như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Văn hóa thể thao du lịch đến Chi cục Kiểm lâm... Chỉ được thuê “không gian rừng” và xây dựng 10% diện tích đất rừng không thể phục hồi.
Hèn gì, nhiều dự án cứ làm đại, làm chui rồi nộp phạt.
Vài kiến giải chủ quan
Để du lịch Việt chịu phát triển, cần làm ngay mấy đầu việc:
Trước hết là thay đổi tư duy du lịch, thay đổi con người, nếu không phù hợp.
Thứ hai, thực hiện ngay “Nụ cười cửa khẩu’ và lan tỏa khắp nước. Dùng tinh thần và thái độ phục vụ làm vũ khí cạnh tranh, khẩn trương nâng cấp hạ tầng cơ sở.
Thứ ba, làm liền việc cấp Visa Arrivals như thiên hạ, không qua trung gian, tốn thêm tiền, thêm thời gian phiền phức. Chưa miễn thị thực thì miễn phí thị thực. Visa khó nhưng hiện có hàng ngàn khách châu Phi nhập cư bất hợp pháp, làm nhiều nghề phức tạp ở Sài Gòn..
Thứ tư, sàng lọc và dẹp bớt lễ hội. Cần thêm những cầu Vàng (Đà Nẵng), cầu Kính (Sơn La), tham quan bằng trực thăng, khinh khí cầu (TP.HCM); các khu xem thú hoang dã (đất liền và biển cả)....
Thứ năm, phân công trách nhiệm cá nhân, có kế hoạch chi tiết, có lộ trình giảm dần các tệ nạn và những điểm nghẽn du lịch. Trước khi quảng bá và tiến hành công nghiệp 4.0; thực hiện liền 4. CÓ – Có thông tin minh bạch – Có số liệu rõ ràng – Có cách làm hiệu quả - Có người chịu trách nhiệm cụ thể.
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.