Tài chính
Đề xuất cho phép Ngân hàng Nhà nước cho vay lãi suất 0% không tài sản đảm bảo
Thẩm quyền cho vay đặc biệt với lãi suất 0% một năm không cần tài sản bảo đảm hiện thuộc về Thủ tướng, có thể được chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước.
Sáng 20/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, được Thủ tướng ủy quyền, đã trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Hiện nay, quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%, không có tài sản bảo đảm, đang thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại lần sửa luật này, cơ quan quản lý đề xuất phân thẩm quyền này cho Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, dự thảo luật đề xuất trao cho Ngân hàng Nhà nước quyền quyết định việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, dù có hoặc không có tài sản bảo đảm.
Việc xác định tài sản bảo đảm của các khoản vay đặc biệt sẽ được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, và các khoản vay này sẽ áp dụng mức lãi suất đặc biệt 0% mỗi năm.
Các tổ chức tín dụng có thể được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp như đáp ứng yêu cầu chi trả cho người gửi tiền khi xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt, hoặc thực hiện phương án phục hồi và chuyển giao bắt buộc.
"Việc phân cấp thẩm quyền từ Thủ tướng về Ngân hàng Nhà nước là nhằm tăng tính chủ động, giảm thiểu trung gian, rút ngắn thời gian xử lý và bảo đảm phản ứng kịp thời trong các tình huống khẩn cấp, qua đó giữ vững an ninh và an toàn hệ thống tín dụng", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Trong quá trình thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và tài chính, ông Phan Văn Mãi cho biết cơ quan này cơ bản tán thành với việc điều chỉnh thẩm quyền cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Chính phủ cần rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành liên quan đến cho vay đặc biệt. Đồng thời, cần nghiên cứu và bổ sung các quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện áp dụng đối với khoản vay lãi suất 0%, không có tài sản bảo đảm.
"Cần quy định rõ ràng, minh bạch trình tự, thủ tục cho vay và các biện pháp cường kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất có thể xảy ra", ông Mãi kiến nghị.
Ủy ban Kinh tế và tài chính cũng nhấn mạnh cần rà soát kỹ các quy định trong luật hiện hành về thẩm quyền cho vay đặc biệt để có sự điều chỉnh tương ứng, bảo đảm thống nhất, tránh phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện việc phân cấp cho Ngân hàng Nhà nước.
Giải pháp mới cho xử lý nợ xấu
Một điểm mới đáng chú ý khác trong dự thảo luật lần này là việc bổ sung quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các tổ chức tín dụng cũng như tổ chức mua bán, xử lý nợ.
Theo đó, quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu chỉ
được thực hiện nếu trong hợp đồng có quy định rõ rằng bên nhận bảo đảm có quyền
thu giữ khi xử lý nợ.
Việc thu giữ này cũng không được diễn ra một cách đơn phương hay vô điều kiện, mà phải tuân thủ đúng phạm vi, giới hạn và các điều kiện được quy định bởi pháp luật.
Nhằm ngăn chặn việc lạm quyền, dự thảo luật yêu cầu tổ chức tín dụng khi thực hiện quyền thu giữ không được áp dụng các biện pháp trái pháp luật hoặc đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội.
Việc ủy quyền thu giữ chỉ được thực hiện cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng đó. Trường hợp ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc, quyền thu giữ có thể được ủy quyền cho tổ chức tín dụng hoặc công ty quản lý nợ, khai thác tài sản tương ứng.
Ủy ban Kinh tế và tài chính, trong phần thẩm tra, đánh giá việc bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm là cần thiết.
Bối cảnh hiện nay cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng, bao gồm nợ của các ngân hàng thuộc diện mua lại bắt buộc, hoặc đang trong diện kiểm soát đặc biệt, đang ở mức đáng lo ngại.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 7/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,75%, tăng so với mức 4,3% hồi đầu năm và cao hơn nhiều so với mức trên 2% cuối năm 2022.
Điều này cho thấy áp lực xử lý nợ xấu ngày càng lớn, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho việc thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ các điều kiện để thực thi quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong các khoản nợ xấu.
Đồng thời, cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của UBND cấp xã cũng như cơ quan công an cấp xã trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá trình thu giữ tài sản.
Ngoài ra, quy trình, thủ tục thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm cũng cần được Chính phủ quy định cụ thể nhằm bảo đảm tính minh bạch và quyền lợi của người có tài sản bị thu giữ cũng như các bên liên quan.
Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự luật này vào chiều cùng ngày 20/5, tiếp tục thảo luận tại hội trường vào ngày 29/5 và biểu quyết thông qua vào ngày 17/6.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước vào cuộc vì mục tiêu tăng trưởng 8%
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm nay, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương triển khai nhiều nội dung, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh bơm tiền
Động thái bơm tiền trên thị trường liên ngân hàng của NHNN phát tín hiệu mạnh mẽ về định hướng kéo mặt bằng lãi suất toàn thị trường xuống.
Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.