Đề xuất hỗ trợ 80% giá thị trường cho người dân phải tiêu hủy lợn dịch

Minh Nhật Thứ hai, 04/03/2019 - 16:08

Trong gần 1 tháng, tại 7 tỉnh thành trên cả nước, 4.200 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái, lợn đực giống buộc phải tiêu hủy.

Tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn

Sáng nay (4/3), báo cáo tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNN) Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ ngày 01/2 – 03/3/2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi  xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương; tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.

Một trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan được đưa ra là việc sáp nhập cơ quan thú y cấp huyện thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập.

Trong đó, các cơ sở không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không xử lý các trường hợp vi phạm...

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ tiêu hủy đang ở mức 27.000 - 38.000 đồng/kg, nhưng thủ tục hành chính lại rất phức tạp khiến người chăn nuôi chậm nhận được tiền, dẫn đến người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm 'phòng là chính'.

Để kiểm soát ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan, theo Bộ trưởng, vai trò tiêu hủy xử lý lợn nhiễm bệnh nhanh chóng và tại chỗ vô cùng quan trọng. Theo đó, việc đào hố tiêu hủy phải đúng theo khuyến cáo của OIE sâu 3 mét, nên sử dụng vôi cục và khu chôn lấp phải đảm bảo xa nguồn nước chung, xa khu dân cư và phải được kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, việc cào bằng mức tiền hỗ trợ cho người dân bị tiêu hủy lợn áp dụng theo Nghị định 02 của Chính phủ chưa phù hợp với lợn nái lợn bố mẹ, lợn giống. Do đó, hiện Bộ NN-PTNT đang đề xuất Chính phủ và các Bộ ngành sớm ban hành các chính sách hỗ trợ thêm cho người chăn nuôi ngoài Nghị định 02 của Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khác với các nước, ngành chăn nuôi ở Việt Nam có nét đặc biệt. Khi cả nước có 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, chiếm 49% tổng đàn lợn và trên 10.000 trang trại. Trong đó, thịt lợn chiếm tới 70% sản phẩm thịt các loại.

Nếu chúng ta có biện pháp mạnh, ngăn chặn tốt, kịp thời hơn thì dịch không lây lan rộng. Trung Quốc với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đến nay họ đã khống chế dịch được đến 90%.

Thủ tướng đề nghị cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình quản lý.

Thêm nữa, Thủ tướng đề nghị các địa phương kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiêu hủy lợn, mà theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái, lợn đực giống buộc phải tiêu hủy.

Yêu cầu các cấp, các ngành phải thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để không gây hoang mang, bán tháo lợn, cần vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Hiện Việt Nam là nước thứ 3 ở châu Á, sau Trung Quốc và Mông Cổ phát hiện có dịch. Ngay sau khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại Việt Nam, nhiều quốc gia ngày càng siết chặt hơn với hành khách khi nhập cảnh.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, từ ngày 20/2, tất cả du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính lần đầu là 200.000 đài tệ (tương đương 6.500 USD). Hành khách vi phạm lần hai sẽ bị nâng mức phạt lên một triệu đài tệ (tương đương 33.000 USD). Nếu không nộp đủ tiền phạt sẽ bị cơ quan di trú Đài Loan từ chối cho phép nhập cảnh.

Không chỉ Đài Loan, nhiều quốc gia khác cũng đang siết chặt quy định về thực phẩm ccuar hành khách Việt khi nhập cảnh qua quốc gia của họ như Nhật Bản, Australia, Anh, Mỹ…

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi lợn của 'ông vua' trang trại Thái Dương

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi lợn của "ông vua" trang trại Thái Dương

Tiêu điểm -  7 năm

Bỏ hơn 1.200 tỷ đồng để đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi lợn bằng công nghệ sinh học hiện đại, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương Lê Quang Thành đang khiến không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng ngỡ ngàng.

[Phóng sự ảnh] Lợn không rõ nguồn gốc vẫn vào chợ

[Phóng sự ảnh] Lợn không rõ nguồn gốc vẫn vào chợ

Tiêu điểm -  7 năm

Lượng lớn thịt lợn từ cơ sở giết mổ được đưa vào chợ đầu mối của TPHCM qua kiểm tra cho thấy không đảm bảo đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc.

Thịt lợn không đeo 'lý lịch' không được vào chợ

Thịt lợn không đeo "lý lịch" không được vào chợ

Tiêu điểm -  7 năm

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. HCM, từ ngày 16/10, sẽ kiên quyết không cho thịt lợn không đeo vòng nhận diện và không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc được nhập vào chợ đầu mối của TP. HCM.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  16 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

Doanh nghiệp -  9 giờ

CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  11 giờ

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Leader talk -  14 giờ

Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.