Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS) đề xuất một mức thuế toàn cầu đối với khí thải carbon. Nếu được thông qua, ngành vận tải biển sẽ là ngành đầu tiên áp dụng cơ chế thu phí carbon toàn cầu.
Cụ thể, trong một đề xuất mới đây của ICS đệ trình lên Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO - cơ quan quản lý vận tải biển của Liên hợp quốc), hiệp hội đại diện cho hơn 80% đội tàu trên toàn thế giới đã kêu gọi áp dụng biện pháp để hạn chế khí thải nhà kính, khí thải carbon đối với hoạt động vận tải biển.
ICS đề nghị một mức đóng góp bắt buộc đối với các tàu vận tải trên toàn cầu có tải trọng trên 5.000DWT. Mức phí này sẽ được tính cho mỗi tấn khí thải carbon do tàu thải ra trong quá trình hoạt động, được chuyển vào quỹ khí hậu do IMO quản lý.
Quỹ khí hậu được sử dụng để trợ giá cho các nhiên liệu sạch và triển khai những cơ sở hạ tầng hỗ trợ cung cấp nhiên liệu sạch tại các cảng biển trên toàn thế giới. Đây là phương án giúp quá trình chuyển đổi xanh cho ngành tàu biển được diễn ra nhất quán, đối với cả những nước đang phát triển.
Theo ICS, vận tải biển là nguồn của khoảng 2% lượng khí thải các bon toàn cầu. Để đạt được mục tiêu ngăn chặn biến đổi khí hậu, ngành vận tải biển bắt buộc phải có những hành động khẩn cấp để trung hòa các bon. Đây cũng là phương án nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng vận tải biển, khi nhiều tập đoàn lớn đang tiến tới cam kết trung hòa các bon trong chuỗi cung ứng.
Công nghệ chế tạo tàu biển vận hành không phát thải đang được nghiên cứu, tuy nhiên sẽ mất hàng chục năm để có thể trở nên phổ biển.
“Cải tiến về công nghệ có thể cho phép chuyển đổi sang vận tải không phát thải, nhưng vẫn phải có sự chuẩn bị sẵn sàng để triển khai”, ông Guy Platten, Tổng thư ký ICS nhận xét.
Đại diện ICS cho biết thêm, một cơ chế toàn cầu cần phải được ưu tiên hơn so với những đề xuất mang tính đơn phương, ví dụ như đề xuất của Ủy ban châu Âu về mở rộng hệ thống giao dịch hạn ngạch khí thải sẽ chỉ áp dụng được cho khoảng 7,5% lượng khí thải từ vận tải biển, không thể đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
Ông Platten khẳng định, nhiều nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã kết luận, cơ chế thuế toàn cầu đối với khí thải carbon là phương án phù hợp nhất để giảm lượng khí thải nhà kính.
Một hiệp hội thương mại tàu biển khác là InterCargo cũng đề xuất thành lập một quỹ nghiên cứu phát triển (R&D). Với mức thu 2USD cho mỗi tấn nhiên liệu, quỹ R&D này dự kiến sẽ có giá trị khoảng 5 tỷ USD nếu được áp dụng.
Bên cạnh đề xuất của mình, ICS cũng lên tiếng kêu gọi thông qua đề xuất của InterCargo tại cuộc họp của IMO vào tháng 11 tới.
Nếu các đề xuất được thông qua, ngành vận tải biển sẽ là ngành đầu tiên áp dụng cơ chế thu phí khí thải carbon trên phạm vi toàn cầu.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.