Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thói quen sinh hoạt gắn liền với túi nilon và đồ nhựa của con người đang vô tình góp phần vào việc hủy hoại môi trường sống. Một trong những thách thức lớn đối với cộng đồng thế giới hiện nay là chất thải nhựa, trong đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc mới đây, mỗi năm con người thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất 4 lần, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới, tuy nhiên phần lớn lượng rác thải nhựa lại không được chôn trong các bãi chôn lấp.
Thêm nữa, với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, vào năm 2050, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ.
Do đó, chất thải nhựa hiện là một thách thức lớn đối với cộng đồng thế giới, trong đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.
Theo đánh giá mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu như các loại chất thải được dồn chung với nhau và được thu gom bởi các xe chở chất thải. Như tại TP.HCM, mỗi năm, có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Hôm qua, 12/8, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) đã diễn ra cuộc họp bàn tròn thảo luận về ‘Định hướng hình thành quan hệ đối tác hành động khu vực ASEAN về rác thải nhựa’.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định rằng, ô nhiễm rác thải nhựa đang là mối quan tâm lớn của khu vực ASEAN nói riêng và của cả thế giới nói chung. ‘80% ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là do các nguồn thải từ đất liền. Nếu chúng ta có thể cùng nhau ngăn chặn việc đổ rác thải nhựa ra đại dương thì chúng ta đã có một bước tiến lớn để giải quyết vấn đề này’.
Trước đó, các quốc gia thành viên ASEAN đã có các cuộc họp nhằm đưa ra các sáng kiến và hành động về hợp tác khu vực trong vấn đề rác thải nhựa. Các đề xuất được đánh giá cao bao gồm: Xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia về rác thải biển bao gồm rác thải nhựa siêu nhỏ (vi nhựa); Chia sẻ kiến thức và tăng cường năng lực về quản lý rác thải và 3R (Reduce - Reuse - Recycle), bao gồm cả việc biến chất thải thành năng lượng; Hợp tác để thực hiện các hoạt động tăng cường kiến thức khoa học về rác thải nhựa biển và xây dựng các biện pháp hiệu quả; và nâng cao nhận thức, chia sẻ kiến thức giữa các chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và người dân về rác thải nhựa biển.
Về việc làm thế nào để Hợp tác toàn cầu hành động vì rác thải nhựa (GPAP) hỗ trợ những sáng kiến ASEAN trong việc giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa biển, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra 3 nội dung: Thứ nhất, cần có sự chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm; Thứ hai, cùng nhau huy động các quỹ cho các hoạt động chung; Thứ ba, khuyến khích xây dựng nền kinh tế tuần hoàn bằng việc tăng cường năng lực của khu vực công và tư nhân để quản lý tốt hơn rác thải nhựa…
Đáng chú ý, trong khuôn khổ hợp tác này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đề xuất xây dựng một Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam về rác thải nhựa. Theo Bộ trưởng, Trung tâm này sẽ được coi là một diễn đàn khu vực để cùng chia sẻ kiến thức và thông tin liên quan đến rác thải nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa; xây dựng công cụ và chính sách mới liên quan đến rác thải nhựa; đồng thời, sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho nhà sản xuất và người tiêu dùng để áp dụng tốt hơn 3R; nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc ngăn chặn ô nhiễm rác thải biển…
‘Tôi hi vọng Hợp tác toàn cầu hành động vì rác thải nhựa (GPAP) có thể ủng hộ, hỗ trợ ASEAN thông qua ủng hộ sáng kiến của Việt Nam về đề xuất này’, Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.