Dệt may sáng cửa xuất khẩu

Dũng Phạm Thứ hai, 12/08/2024 - 08:47

Các công ty đầu ngành dệt may đều nhìn nhận và kỳ vọng tình hình xuất khẩu trong nửa cuối 2024 sẽ tăng trưởng tích cực hơn.

Trong bối cảnh thế giới bất ổn, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức, ngành dệt may lại cho thấy những chỉ dấu lạc quan.

Các doanh nghiệp đầu ngành như Công ty CP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) hay Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG (Dệt may TNG) đều cho thấy những bước đột phá từ kết quả kinh doanh phục hồi ấn tượng cùng triển vọng tích cực trong thời gian tới.

Theo đó, trong quý II/2024, Dệt may TNG ghi nhận doanh thu gần 2.174 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục trong một quý mà Dệt may TNG từng đạt được.

Khấu trừ chi phí, công ty đạt lãi ròng 86,4 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ và cũng là mức lợi nhuận cao nhất kể từ quý III/2022.

Lũy kế sáu tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 3.527 tỷ đồng và lãi ròng đạt 129 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 37% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 42% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.

Trong khi đó, Dệt may Thành Công cũng ghi nhận doanh thu thuần 847 tỷ đồng trong quý II, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp cũng tăng tới 60%, lên 153 tỷ đồng.

Trừ đi các chi phí, Dệt may Thành Công ghi nhận 72 tỷ đồng lãi ròng, gấp hơn 31 lần so với mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong bảy quý trở lại đây của công ty này.

Lũy kế sáu tháng đầu năm, Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.781 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 170 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 95% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu, mảng may mặc tiếp tục là trụ cột mang lại nguồn thu chủ yếu cho Dệt may Thành Công với 1.746 tỷ đồng doanh thu, trong đó chủ yếu đến từ dòng tiền xuất khẩu sang thị trường châu Á với tỷ trọng 70%, châu Mỹ 25% và châu Âu chiếm 4%.

Về tình hình đơn hàng, Dệt may Thành Công cho biết đã và đang nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III/2024 và khoảng 86% cho đơn hàng quý IV.

Trong khi đó, là một trong những doanh nghiệp dệt may có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam, Dệt may TNG cho biết công ty đã phải từ chối nhận thêm đơn hàng từ quý II do đã được lấp đầy đến hết quý III nhờ vào nhu cầu hồi phục tại thị trường Mỹ.

Đáng chú ý, lượng đơn hàng từ các khách hàng truyền thống như Decathlon, Asmara hay Columbia hồi phục mạnh trở lại do hàng tồn kho thời trang tại Mỹ có dấu hiệu suy giảm, trong đó lượng đơn từ Decathlon tăng đột biến nhằm phục vụ nhu cầu cho Olympic mùa hè tại Paris.

Ban lãnh đạo các công ty đều kỳ vọng tình hình xuất khẩu trong nửa cuối năm nay sẽ tăng trưởng tích cực hơn để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, gián tiếp tác động tới mảng xuất khẩu, một số tổ chức tài chính đánh giá tình hình bất ổn ngày càng leo thang tại Bangladesh có thể khiến các nhãn hàng chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Ngày 4/8 vừa qua, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh đã ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rõ ngày cụ thể mở cửa trở lại.

Trước đó, phần lớn là các đơn hàng từ Bangladesh đã bị ảnh hưởng do hàng loạt nhà máy tại đây ngưng hoạt động khi công nhân ngành dệt may tổ chức đình công kéo dài từ hồi cuối năm 2023 nhằm đòi nâng lương cơ bản và cải thiện điều kiện làm việc.

Được biết, Bangladesh là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba thế giới trong năm 2023, chỉ sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), với kim ngạch xuất khẩu đạt 38,4 tỷ USD.

Thêm nữa, nhiều nhà bán lẻ toàn cầu đã bày tỏ lo ngại về tình hình này khi mùa mua sắm cuối năm đang đến gần.

Thực tế, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai- Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, đơn hàng của doanh nghiệp dệt may trong nước hiện đã ổn định hơn rất nhiều so với năm 2023. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng ít nhất đến hết 6 tháng đầu năm, thậm chí đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 8.

“Nhiều doanh nghiệp đã tìm đến hiệp hội mong tìm những đơn vị nhỏ hơn để thuê gia công lại những đơn hàng lớn”, bà Mai nói.

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng
PVcomBank vừa triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may với mục tiêu đa dạng giải pháp tài chính, hỗ trợ các khách hàng tổ chức trong lĩnh vực may mặc, dệt may tối ưu nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng
PVcomBank vừa triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may với mục tiêu đa dạng giải pháp tài chính, hỗ trợ các khách hàng tổ chức trong lĩnh vực may mặc, dệt may tối ưu nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng

PVcomBank vừa triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may với mục tiêu đa dạng giải pháp tài chính, hỗ trợ các khách hàng tổ chức trong lĩnh vực may mặc, dệt may tối ưu nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tháng

Các số liệu nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thấp nhất, dù mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu lớn và là ngành chủ lực với tỷ lệ xuất khẩu cao.

Dệt may kỳ vọng khởi sắc trở lại

Dệt may kỳ vọng khởi sắc trở lại

Doanh nghiệp -  3 tháng

Trong năm nay, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 10% so với 2023 và tương đương với mức kỷ lục thiết lập vào năm 2022.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn Horecfex Việt Nam 2024 diễn ra từ 23 - 24/9, tại Đà Nẵng.

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Tài chính -  2 giờ

Các yếu tố vĩ mô tích cực và sự phục hồi của doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực chính thúc đẩy chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Phân khu Victoria: Giao điểm giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Phân khu Victoria: Giao điểm giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động, sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái.

IKI sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt các mục tiêu khí hậu

IKI sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt các mục tiêu khí hậu

Phát triển bền vững -  4 giờ

Đặt ra những yêu cầu tài chính, phác thảo ngắn gọn các hành động cần làm, là cơ sở để Việt Nam xây dựng thêm các cơ chế đầu tư trong các NDC sắp tới.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  16 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  16 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.